Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Phong tục lạ ngày 23 tháng Chạp tại Trung Quốc: Ăn kẹo kéo để 'dính miệng', mong ông Công ông Táo không báo tội lên Ngọc Hoàng

Vào ngày 23 tháng Chạp năm nay, cũng như người Việt Nam, người Trung Quốc làm cơm cúng, ăn kẹo đường và mua sắm câu đối đỏ, lồng đèn... để chào đón ngày ông Công ông Táo trên khắp đất nước.

Dường như không người Việt Nam nào còn xa lạ với ngày 23 tháng Chạp - ngày ông Công ông Táo mỗi năm. Vào ngày này, theo tục lệ từ xưa, người ta sẽ đi mua cá về thả phóng sinh và sắp những mâm cỗ đầy đủ các các món các vị lên bàn thờ tổ tiên. Tuy nhiên với người Trung Quốc, ngày ông Công ông Táo (hay còn gọi là Táo thần) lại có những tục thờ cúng khác hẳn.

Vào ngày 23 tháng Chạp (8/2) năm nay, nhiều người dân Trung Quốc đã bắt đầu tổ chức làm kẹo đường, bánh màn thầu để cúng ông Táo.

Trong ngày này, người Trung Quốc gọi đấy là “Tiểu niên”, mở đầu cho một tuần lễ sắm sửa các bước chuẩn bị cho năm mới. Theo tục dân gian, ngày ông Công ông Táo của người Trung Quốc nhất định phải có kẹo đường. Tại thôn Thanh Bình, tỉnh Sơn Đông, người dân ở đây đang tích cực làm kẹo theo phương pháp cổ truyền. Đây cũng là nghề chính của người trong thôn. Mỗi ngày, người ta có thể làm đến 150kg loại kẹo đường (hạt sen, dưa, hạt mè)… với đầy đủ các vị cay, chua, ngọt và chuyển đến bán tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thanh Đảo, Tề Nam, Hà Bắc…

Tại thành phố Cát Lâm, trên các nẻo đường đều thấy bóng dáng của các gánh hàng rong bán kẹo kéo, mỗi thanh chỉ có giá 2 tệ (khoảng 7 nghìn). Kẹo kéo của Trung Quốc được làm từ mạch nha, ăn dính răng nhưng có thể kéo dài thành hình thanh hay cuộn tròn thành quả. Người Trung Quốc tin rằng vì kẹo rất dính nên có tác dụng “dính miệng” Táo quân lại, không để ông bẩm điều xấu lên Ngọc Hoàng.

Không chỉ vậy, vào ngày này người dân Trung Quốc còn có tục đi mua câu đối đỏ mang về dán bên ngoài cửa nhà, hoặc trong phòng khách. Các ông đồ sẽ đứng tụ tập bên ngoài đường lớn, mang theo bút mực, đài mực và giấy viết chờ khách hàng đến chọn chữ. Những câu đối đỏ với ý nghĩa hạnh phúc, đủ đầy, bình an luôn là những lựa chọn hàng đầu của người dân đến mua.

Tại Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, nhiều ông đồ đứng tại đường bán chữ, tặng chữ hay câu đối cho người dân.

Trên một con đường ở thành phố Tần Hoàng, Hà Bắc, chính quyền tổ chức hoạt động “Nặn bánh đón năm mới”. Ở đây, người dân và trẻ em có thể cùng nhau tham gia làm những chiếc bánh màn thầu với đầy đủ hình dạng, kích thước, màu sắc với ngụ ý mang lại điều tươi mới cho một năm sắp đến.

Một bếp than tại tỉnh Thiểm Tây. Không khí ngày ông Công ông Táo của một vùng nông thôn thu hút nhiều người dừng chân đứng lại.

Ngày 23 tháng Chạp, cũng như Việt Nam, người Trung Quốc thường có tục làm cơm cúng lên tổ tiên. Cúng bái xong, gia chủ thường đốt bức hình Táo quân cùng giấy tiền, vàng mã để đưa tiễn vị thần. Sau khi hoàn thành lễ cúng, gia chủ sẽ được một bức hình Táo quân mới trong bếp cho năm mới. Thay vì phóng sinh cá chép như người Việt, người Trung Quốc đốt ngựa giấy để chở ông Táo lên thiên đình.

Tại Thanh Đảo, không ít người dân mua về nhà những bức tranh hình chó, lồng đèn pháo hoa…

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Hana (Kenh14)

Được quan tâm

Tin mới nhất