Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Phi cơ còn lại của mẫu máy bay thả bom nguyên tử Nhật Bản

Trong tháng 8/1945, Không quân Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử mang tên Fat Man và Little Boy xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, khiến hàng chục

Phi cơ còn lại của mẫu máy bay thả bom nguyên tử Nhật Bản

Trong tháng 8/1945, Không quân Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử mang tên Fat Man và Little Boy xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Đây là lần đầu tiên và duy nhất con người sử dụng bom hạt nhân để tấn công lẫn nhau. B-29 Superfortress đảm trách nhiệm vụ mang bom từ căn cứ của Mỹ tới thả xuống nước Nhật. Ảnh: CNN

Phi cơ còn lại của mẫu máy bay thả bom nguyên tử Nhật Bản

Ở thời điểm hiện tại, B-29 Superfortress là mẫu oanh tạc cơ tầm xa, có khả năng mang nhiều bom nhất của không quân Mỹ. Thiết kế thân máy bay giúp phi công quan sát một khu vực rộng lớn trong khi hệ thống kính ngắm chuyên dụng giúp thả bom trúng nơi cần tấn công. Tuy nhiên, sự ra đời của các loại máy bay ném bom chiến lược tối tân hơn khiến B-29 Superfortress bị loại khỏi biên chế không quân. Ảnh: CNN

Phi cơ còn lại của mẫu máy bay thả bom nguyên tử Nhật Bản

Trải qua hàng chục năm, FIFI là chiếc B-29 Superfortress duy nhất còn hoạt động tuy nhiên không còn đảm trách nhiệm vụ ném bom đối phương như mục đích người ta tạo ra nó. FIFI là cơ hội cho các cựu binh Thế chiến II và những người yêu thích máy bay tới chiêm ngưỡng. Ảnh: Militay-today

Phi cơ còn lại của mẫu máy bay thả bom nguyên tử Nhật Bản

FIFI là một trong những ngôi sao lớn tại triển lãm hàng không của Hiệp hội Thử nghiệm Máy bay AirVenture, diễn ra trong tuần này tại Oshkosh, Wisconsin, Mỹ. Ảnh: Amarillo

Phi cơ còn lại của mẫu máy bay thả bom nguyên tử Nhật Bản

Khi phi công hạ cánh FIFI xuống sân bay Appleton, người ta ngạc nhiên về độ hoàn hảo của nó. Chiếc B-29 Superfortress thực sự hồi sinh từ phế liệu. Ảnh: Amarillo

Phi cơ còn lại của mẫu máy bay thả bom nguyên tử Nhật Bản

Buồng lái máy bay trong suốt giúp phi công có thể quan sát một phạm vi rộng lớn. Các ô kính giúp họ nhìn thấy những vùng thôn dã xanh mướt hay khoảnh khắc mặt trời dát vàng xuống các dòng sông, ao hồ và vẻ đẹp của đường chân trời. Dù ra đời nhằm phục vụ chiến tranh nhưng B-29 Superfortress rất lý tưởng để ngắm cảnh. Ảnh: Militay-today

Phi cơ còn lại của mẫu máy bay thả bom nguyên tử Nhật Bản
Phi công Allen Benzing, người điều khiển FIFI, cho biết máy bay hoạt động rất tốt. Sau khi FIFI hoạt động trở lại, Benzing đã 15 lần ngồi trên ghế lái để máy bay tung cánh trên bầu trời. Ông dành tình cảm đặc biệt và sự gắn bó bền chặt với máy bay. Ảnh: CNN
Phi cơ còn lại của mẫu máy bay thả bom nguyên tử Nhật Bản

Một điều khác gây ấn tượng với Benzing là nét mặt các cựu chiến binh khi họ đứng dưới cái bóng của FIFI. Dường như ký ức sinh tử với những chiếc B-29 Superfortress ùa về trong tâm trí họ khi nhìn thấy chiếc máy bay huyền thoại. Ảnh: Amarillo

Phi cơ còn lại của mẫu máy bay thả bom nguyên tử Nhật Bản

Trong những năm 1970, người ta cứu FIFI từ đống phế liệu của Không quân Mỹ và quyên góp hàng triệu USD để giúp nó hoạt động trở lại. Trong khoảng 4.000 chiếc B-29 Superfortress từng ra đời, FIFI là máy bay duy nhất còn hoạt động. Hiện tại, các chuyên gia phục chế ở Wichita, Kansas đang nỗ lực hồi sinh một phi cơ B-29 mang tên Doc. Theo kế hoạch, nó sẽ cất cánh trong năm 2015. Ảnh: Amarillo

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất