Mẩu xương nhỏ của mõm, hộp sọ và hàm trên của Tylosaurus (một loài Mosasaur) sơ sinh đang được các nhà nghiên cứu xác định và kiểm tra. “Mặc dù có kích thước nhỏ, một bộ ký tự dùng để nhận dạng hóa thạch FHSM VP - 14845 tương tự loài Tylosaurus, bao gồm hình thái học cơ bản của những loài có hình dáng thon dài”, nghiên cứu viết.
Năm 1991, người ta tìm thấy một hóa thạch một loài Mosasaur ở Chalk Smoky Hill Member, miền tây Kansas. Sinh vật này được cho là có thể phát triển chiều dài tới 12 m và họp sọ dài lên tới 30 cm. Nhưng báo cáo khi đó nói đây là Platecarpus, loài thằn lằn biển thuộc họ Mosasaur, với chiều dài có thể lên tới 6 m. Tuy nhiên, theo bài báo tháng 8/2017 và xuất bản vào tuần trước, các nhà khoa học kết luận nó thực chất là loài Tylosaurus.
Các biến thể khác của loài Mosasaur có thể dài 15 m và nặng tới 13,6 tấn và được nhận định là tương tự như sinh vật được mệnh danh là “T.rex của biển”.
Theo nhà nghiên cứu Takuya Konishi thuộc Đại học Cincinnati, hóa thạch này thực sự là một loài Mosasaur sau khi quan sát mõm dài và hàm răng sắc nhọn của nó và tương tự như loài Orcas hiện đại.
“Bất ngờ là cả hai răng trước hàm mọc nhô ra - một tính chất sinh sản điển hình của Tylosaurus. Một điều khác thường là khoảng cách giữa cặp răng thứ nhất và thứ hai gần nhau, mà cụ thể cặp răng thứ hai nằm ngay sau cặp răng đầu”.
Không sinh sản bằng trứng như khủng long, loài Mosasaur sinh con. Kích thước hóa thạch tìm thấy khoảng 2,1 m cho thấy sinh vật con này sống chưa lâu. “Bằng một cách nào đó, mẫu vật được bảo tồn tốt một cách kinh ngạc cho đến khi nó được phát hiện ra”, nhà nghiên cứu Konishi nói.