Các nhà khảo cổ từ Đại học Austral công bố phát hiện một dấu chân có niên đại ít nhất 15.600 năm tại khu khai quật Pilauco ở thành phố Osorno, phía nam Chile. Đây là bằng chứng sớm nhất về sự hiện diện của con người ở châu Mỹ. Phát hiện mới của nhóm nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học PLOS One.
Dấu chân được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 2011, nhưng phải mất nhiều năm phân tích, nhà cổ sinh vật học Karen Moreno và nhà địa chất học Mario Pino mới xác nhận được đó là vết tích của con người. Dấu chân dường như thuộc về một người đàn ông nặng khoảng 70 kg, thuộc chủng người Hominipes modernus, có liên quan mật thiết với người tinh khôn Homo sapiens.
Ông Mario Pino, nhà địa chất tham gia nghiên cứu, nói rằng vết chân thuộc về một người nặng 70 kg thuộc chủng người Hominipes Modernus, có liên quan mật thiết đến người Homo Sapiens.
Pino cho biết thêm, niên đại của vết chân được xác định bằng phương pháp đồng vị carbon phóng xạ, dựa trên mẫu thực vật hữu cơ ở xung quanh. Các nhà khoa học cũng tìm thấy nhiều hóa thạch động vật gần khu vực khai quật, trong đó có xương của một loài voi và ngựa nguyên thủy.
Bà Karen Moreno, nhà khảo cổ học tại Đại học Austral và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết các nhà khoa học đã tìm thấy xương của động vật gần khu vực khai quật, bao gồm những bộ xương của voi nguyên thủy, nhưng họ kết luận dấu chân này là sản phẩm của con người.
Chuyên gia này cho biết đây là dấu vết con người đầu tiên ở châu Mỹ có niên đại nhiều hơn 12.000 năm.
“Dần dần ở Nam Mỹ chúng ta tìm thấy các địa điểm khảo cổ với bằng chứng cho sự xuất hiện của con người, nhưng đây là dấu vết cổ xưa nhất trên toàn châu Mỹ”, bà Moreno nhận định.
Khu vực khai quật có nhiều giá trị địa chất, với dấu vết của tổ tiên các loài voi và ngựa châu Mỹ, cũng như dấu vết gần đây hơn của loài người.