Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Phận hẩm hiu của những người phụ nữ bị coi là phù thủy vì lý do không ngờ

Đã từ rất lâu, góa phụ ở Ghana thường bị đánh đập bằng gậy và bị kết tội là "phù thủy" đem đến nghèo đói và bệnh tật cho gia đình.

Sau khi chồng qua đời, những người phụ nữ này bị gọi là “kẻ nuôi dưỡng linh hồn quỷ dữ”. Họ bị đem đến các sa mạc và chờ ngày tử thần đến, dù nhiều trường hợp đã tuổi cao sức yếu. Trong thời gian này, họ có thể chứng minh mình không phải là người của quỷ dữ bằng cách thực hiện nghi thức Voodoo, hay “uống máu giải oan”.

Cụ bà Adamu năm nay đã 95 tuổi. Bị nghi ngờ là phù thủy, bà bị dân làng dùng gậy đánh đuổi bà ra khỏi nhà và hiện bà sống cùng 500 người khác. “Gia đình cho rằng tôi là phù thủy, rồi đưa tối đến 'trại giam'. Ở đây, tôi chẳng quen biết ai và chỉ có một mình. Nhưng tôi sẽ chẳng bao giờ có thể trở lại ngôi làng của tôi nữa. Giờ tôi chỉ hy vọng được chết ở đây mà thôi“.

Những góa phụ cao tuổi ở Ghana như cụ bà Adamu Ibrahim, 95 tuổi, bị đánh đập và bỏ rơi tại sa mạc cho đến lúc lìa đời.

Tại đất nước Ghina, các góa phụ bị coi là phù thủy, “những kẻ phụng dưỡng của quỷ dữ”.

Ở Ghana, phép thuật được cho là có thật. Với phép thuật trong tay, các “pháp sư' và “phù thùy” có thể khiến kẻ thù mắc bệnh tật, kinh tế đói kém hoặc thậm chí có thể giết người nếu muốn.

Người phụ nữ từng trải Akuma Mama Zimbi cho rằng, đây chỉ là cái cớ để những gia đình “vô đạo đức” không phải chăm sóc người già. Bà khẳng định, những gia đình độc ác đó đã nhắm vào góa phụ già yếu hay không có nơi nương tựa để chiếm lấy nhà của chồng quá cố.

Nguồn sống của một gia đình ở Ghana chủ yếu phụ thuộc vào người đàn ông. Vì vậy, dù người phụ nữ lấy một ông chồng giàu có, thì khi chồng qua đời, người thân của gia đình chồng cũng sẽ được hưởng toàn bộ tài sản đó. Trong khi đó, góa phụ chẳng sớm hay muộn cũng bị cho là phù thủy.

Bà Adamu( bên phải) bị buộc phải rời khỏi làng sau khi một thành viên trong gia đình bị bệnh rồi đổ lỗi cho bà. Hiện bà đang sống cùng 500 người khác tại “trại giam” lớn nhất ở phía bắc Ghana.

Bà Adamu nhớ lại:” Chồng tôi qua đời 11 năm về trước. Chính cháu trai đã tố cáo tôi là phù thủy, sau khi nó bị đau đầu. Rồi vợ nó cũng cho rằng vì tôi mà nó phải nhập viện. Thời gian nằm viện, cháu dâu nói đã mơ thấy tôi dùng phép thuật và giết chết nó. Những lời đồn thổi đó lan truyền một cách nhanh chóng và tôi ngay lập tức bị người dân đánh, đuổi khỏi thị trấn“.

Những người phụ nữ sau khi bị đuổi khỏi làng sẽ phải uống máu để chứng minh họ không phải là phù thủy.

Một người phụ nữa khác có tên Zimbi chia sẻ:” Sau khi bị lấy đi mọi thứ, goá phụ thường ăn uống ít hơn và có nhiều biểu hiện thể hiện tâm lý. Đây được coi là hành vi 'kỳ lạ' và là bằng chứng chứng minh họ là phù thủy“.

Ở trại tập trung, phụ nữ cảm thấy an toàn hơn là khi ở nhà của họ. Tuy nhiên, vào đêm đầu tiên khi đặt chân tới “ngôi nhà chung”, họ sẽ phải trải qua 24h thực hiện các nghi lễ ma thuật, bị bắt phải uống rượu và uống máu động vật.

Linh mục Alhassan Shei thuật lại: “Tôi sẽ cắn cổ họng gà sống và uống máu của chúng, sau đó vẽ lại hình người bị tình nghi là phù thủy bằng thứ máu đó để đánh thức tổ tiên của họ. Cũng có trường hợp không phải là phù thủy, nhưng họ không thể quay trở về nữa, bởi người nhà cho rằng họ đã bị nguyền rủa và sẽ tìm cách giết“.

Linh mục trưởng Alhassan Shei, người thực hiện các nghi lễ ma thuật để tìm ra phù thủy.

Alhassan Shei kế nghiệp cha mình cùng với “kho tài sản quý báu”.

Rất nhiều “nữ phù thủy” bị trục xuất khỏi làng và sẽ không bao giờ được phép trở lại.

Một góa phụ khác, Nkobe Tamba, 75 tuổi, bị buộc tội “phù phép” khiến người con trai của vợ hai qua đời vì cơn đau tim. Bà Nkobe Tamba coi trại tập trung như nhà của mình.

Bà Esther Boateng, giám đốc tổ chức từ thiện ActionAid, đang cố đóng cửa trại tập trung này và những “phù thủy” quay trở lại hòa nhập với cuộc sống.

ActionAid là một tổ chức từ thiện quốc tế hàng đầu, hoạt động tại hơn 45 quốc gia, đấu tranh đòi lại công bằng cho phụ nữ và trẻ em nghèo trên thế giới, giúp cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. Tổ chức bắt đầu hoạt động tại Ghana vào năm 1990.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Dailymail

Được quan tâm

Tin mới nhất
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc