Mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện một phần của khu vực chứa ngôi mộ còn nguyên vẹn trong nhà thờ Thánh Nicholas, nằm ở quận Demre, tỉnh Antalya, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Cemil Karabayram, người đứng đầu Cơ quan quản lý Bảo tàng Antalya, nói rằng ngôi mộ được phát hiện họ khi tiến hành các cuộc khảo sát và phát hiện những khoảng trống bên dưới nhà thờ.
Trao đổi với Hurriyet Daily News, ông Karabayram tin rằng ngôi mộ này không bị hư hại một chút nào. Tuy nhiên, rất khó để tiếp cận nó vì có những bức tranh khảm trên sàn nhà.
Theo Newsweek, trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học phải lật, giỡ từng viên ngói khỏi bức tranh và xếp chúng lại theo đúng nguyên bản.
Nhà thờ cổ, nơi phát hiện ngôi mộ được cho là của thánh Nicholas.
Theo các nhà nghiên cứu, thánh Nicholas được sinh ra ở Tiểu Á, ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Thánh Nicholas được cho là sống trong khoảng thời gian 270-343 trước Công nguyên. Sau khi qua đời, thi thể của ông được chôn cất tại nhà thờ ở Demre, trước đây gọi là Myra. Người ta cho rằng ngôi mộ của ông vẫn còn nguyên vẹn cho đến thế kỷ 11, trước khi được đưa tới Venice hoặc Bari, Italy. Trong khi đó, theo một tài liệu khác lại, thi hài của thánh Nicholas bị bỏ rơi ở miền nam Ireland, sau khi được các hiệp sĩ Pháp đưa đến.
Ông già Noel được cho là bắt nguồn từ hình ảnh thánh Nicholas.
Hầu hết mọi người đều tin rằng Basilica di San Nicola ở Bari, Italy, là nơi yên nghỉ cuối cùng của thánh Nicholas. Song, các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cho hay bộ xương được mang tới châu Âu cách đây nhiều thế kỷ không phải của Thánh Nicholas mà là của một linh mục vô danh.
Vào thế kỷ 16, thánh Nicholas bắt đầu nổi tiếng ở Châu Âu. Câu chuyện về ông tăng theo cấp số nhân khi vị thánh này trở thành “Cha giáng sinh” và đi tặng quà cho trẻ nhỏ. Do đó, những người dân nhập cư từ Hà Lan tới Mỹ thường gọi thánh Nicholas là SinterKlaas, sau này là “Santa Claus”, tức Ông già Noel ngày nay mà mọi người biết tới.