“Thắt cà vạt cho Obama, chải tóc cho Beckham, sửa lông mi cho Phạm Băng Băng” là việc mà bất kỳ fan hâm mộ nào của họ cũng mong muốn làm cho thần tượng. Nhưng đây lại là công việc hàng ngày của Đạt Phân, cô gái 25 tuổi tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc).
Đạt Phân là thợ sửa chữa tượng sáp làm việc tại một bảo tàng tượng sáp ở Vũ Hán, bầu bạn với hơn 40 bức tượng sáp. Mỗi ngày, bảo tàng có vài trăm du khách đến tham quan, không tránh khỏi việc làm hư tượng sáp. Đạt Phân chính là người bảo vệ để đảm bảo những bức tượng sáp luôn xuất hiện trước mặt mọi người với tình trạng tốt nhất.
9X chuyên “nâng khăn sửa túi” cho người nổi tiếng… phiên bản sáp.
Mỗi sáng sớm, Đạt Phân là người phải đến công ty sớm nhất để sửa chữa lại các tượng sáp trước 10h, giờ mở cửa cho du khách vào tham quan. Cô phải kiểm tra tỉ mỉ từng dấu vết trên tượng sáp và kịp thời sửa chữa.
Đạt Phân đang chỉnh lại lông mi cho tượng sáp của nữ diễn viên Phạm Băng Băng.
Khi mới bắt đầu tiếp xúc với công việc xoay quanh phiên bản của những người nổi tiếng, Đạt Phân cảm thấy khá áp lực và gặp nhiều thiếu sót. May nhờ có nền tảng mỹ thuật tốt, cùng với sự cần cù, tỉ mỉ, sau 3 năm làm nghề, Đạt Phân đã có thể xử lý tốt mọi vấn đề phát sinh từ những bức tượng sáp.
Đạt Phân chỉnh lại tượng sáp của Tôn Lệ trong bộ phim “Chân Hoàn truyện”.
Một lần, có mấy vị du khách tranh nhau chụp hình không cẩn thận làm đổ tượng sáp, dẫn đến tượngbị hư hại nặng. Đạt Phân và các đồng nghiệp phải làm việc tăng ca 5 ngày liền, chỉnh lại mũi, đắp vết nứt, chỉnh lại màu cho đến khi tượng sáp gần như trở lại nguyên trạng trước đó.
Đạt Phân thắt cà vạt cho ông Obama.
Do mỗi ngày có nhiều du khách đến tham quan, tượng sáp sẽ bị hao mòn. Chỉnh sửa màu da phải cẩn thận pha màu trước, sau đó từ từ bổ sung, trả lại làn da thật cho tượng sáp. Đây là công việc quan trọng trong việc bảo vệ tượng sáp hàng ngày. Tất cả màu sơn đều được mua tại Anh, sử dụng theo tỷ lệ nhất định.
Đạt Phân xăm hình cho nam tài tử Johnny Depp. Tượng sáp chỉ hoàn chỉnh khi những chi tiết dù nhỏ nhất như vết thương, vết bớt bẩm sinh, hình xăm… đều được phục chế chính xác.
Đạt Phân đang chải tóc cho tượng sáp Beckham.
Tượng sáp sau khi “ra lò” sẽ được cấy tóc và lông mi. Để tác phẩm mang tính chân thật, các nghệ nhân thường sử dụng tóc và lông mi thật để tiến hành chế tác. Cấy tóc cho tượng sáp là công việc tỉ mỉ nhất, mất thời gian nhất. Muốn đạt được hiệu quả tóc nhìn như mọc ra từ bên trong da đầu của tượng sáp, nghệ nhân phải cấy từng sợi tóc.
Đạt Phân chỉnh sửa tượng sáp Audrey Hepburn với tạo dáng kinh điển trong bộ phim Breakfast at Tiffany's.
Đạt Phân phải trèo lên thang mới có thể chỉnh sửa lại da của chàng cầu thủ bóng rổ cao kều Diêu Minh (Yao Ming).
Tượng sáp của Táp Bối Ninh sắp được trưng bày, Đạt Phân tiến hành chỉnh sửa khuôn mặt của tượng sáp để đạt được hiệu quả chân thật sống động.
Mỗi tượng sáp mới đều được vận chuyển bằng đường hàng không từ trụ sở ở Anh Quốc đến các bảo tàng trên khắp thế giới. Nhân viên bảo tàng sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu. Ngày 22/1/2016, tượng sáp Táp Bối Ninh đã được “khai trương”. Trong giây phút kéo màn trưng bày, nam tài tử đã không dám nhìn thẳng vào “chính mình”.
Sau đó, Táp Bối Ninh đã dũng cảm chụp ảnh cùng với tượng sáp của mình. Trang phục của tượng sáp thường do chính người nổi tiếng quyên tặng hoặc nhà thiết kế nổi tiếng thiết kế.
Sau khi xong nghi thức khai mạc, du khách bước đến chụp ảnh lưu niệm với phiên bản sáp của thần tượng. Còn Đạt Phân đứng nhìn tác phẩm từ xa với vẻ mặt tâm đắc.
Để đặt những tượng sáp mới, Đạt Phân cùng đồng nghiệp phải khoan lỗ trên mặt sàn. Chiếc máy khoan nặng vậy không phải bất cứ người con gái bình thường nào cũng có thể sử dụng.
Nghệ nhân làm tượng sáp như Đạt Phân trên thế giới chỉ có hơn trăm người. Mỗi thợ làm tượng sáp ngoài việc phải có chuyên môn tốt và năng lực cảm thụ nghệ thuật xuất sắc còn phải được đội ngũ tượng sáp chuyên nghiệp của London (Anh) đào tạo, truyền dạy nghệ thuật tượng sáp trăm năm, để tiếp tục duy trì tinh thần nghệ nhân xưa.
Nghệ thuật làm tượng sáp còn được gọi là “nhiếp ảnh lập thể”, là một môn nghệ thuật điêu khắc theo chủ nghĩa siêu tả thực (so với điêu khắc thông thường). Trước khi làm tượng sáp, các nghệ nhân phải mất nhiều thời gian thu thập hình ảnh, tài liệu để nghiên cứu tư thế, trang phục, vẻ mặt và cả tính cách của nhân vật để có thể khắc họa một cách chân thật, sinh động.
Việc tạo ra một pho tượng sáp phải có sự tham gia và sáng tác của hơn 10 nghệ sĩ, bao gồm: nhà điêu khắc, thợ làm khuôn, thợ may, thợ trang điểm, nhà làm tóc giả cộng thêm nhà thiết kế ánh sáng, bối cảnh, kỹ sư âm thanh và nhà tạo mẫu tóc.
Chi phí làm một bức tượng sáp rất cao, từ 1.500.000 nhân dân tệ trở lên. Các tác phẩm tượng sáp có thể tồn tại trên một trăm năm.
Được đánh giá là một trong những trang phục linh hoạt và thoải mái nhất, lại không kén người mặc, hoodie chính là một item không thể thiếu trong tủ quần áo của mọi chàng trai, cô gái.