Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Những nàng dâu 'đầu tắt mặt tối' phục vụ nhà chồng ngày Tết: Căng thẳng và khó nghĩ

Seollal, Tết cổ truyền của người Hàn Quốc, là khoảng thời gian vui vẻ, nghỉ ngơi và quây quần bên gia đình. Nhưng đối những phụ nữ đã lập gia đình, đây lại là lúc họ cảm thấy căng thẳng nhất khi phải “quay cuồng” với chuyện bếp núc phục vụ nhà chồng.

Quan niệm Nho giáo cho rằng, chăm lo vun vén tổ ấm là “đức hạnh” của người phụ nữ đã có chồng. Theo truyền thống của người Hàn Quốc, sau khi kết hôn, người phụ nữ sẽ đảm đương công việc bếp núc, có trách nhiệm chăm sóc cho tất cả các thành viên trong gia đình bên chồng.

Tôi đã chứng kiến mẹ tôi làm quần quật như người giúp việc trong nhà của ông bà nội tôi bất cứ khi nào có họp mặt gia đình, đặc biệt là những ngày lễ, Tết, nhưng lúc đó tôi không nghĩ gì nhiều. Giờ đây, khi bản thân đã làm dâu, tôi thấy đó là chuyện rất không công bằng“, cô Shin Min-Jeong, 34 tuổi, chia sẻ.

Nhưng thật buồn cười, do lớn lên và chứng kiến mẹ tôi bị đối xử như thế, nên theo một cách bản năng, tôi cũng phải cư xử như vậy”, Korea Herald dẫn lời bà mẹ một con nói.

Phụ nữ Hàn Quốc cảm thấy không công bằng khi luôn phải “đầu tắt mặt tối” với việc bếp núc trong những ngày Tết. Ảnh minh họa: Yonhap

Trong khi đó, Kim So Hae, 42 tuổi, cho rằng, dù cảm thấy bất bình khi phụ nữ mắc kẹt trong bếp, bản thân chị lại mâu thuẫn khi nghĩ thật không phải phép nếu mẹ chồng bảo chị nghỉ ngơi.

Tôi biết tôi không có nghĩa vụ phải làm việc quần quật trong bếp, nhưng không hiểu sao tôi vẫn cảm thấy mình tội lỗi khi nghỉ ngơi trên sofa trong khi mẹ chồng nấu nướng“, Kim cho hay.

Cả Cho và Kim chỉ là ví dụ cho rất nhiều cặp vợ chồng Hàn Quốc đang kẹt trong thế tiến thoái lưỡng nan, vốn có thể làm bùng phát mâu thuẫn lớn trong gia đình.

Theo khảo sát của Incruit, một trang tìm kiếm việc làm địa phương, hơn 60% bà nội trợ cảm thấy bị căng thẳng khi về ăn Tết với bố mẹ chồng, cao gấp 3 lần so với khi về thăm bố mẹ ruột. Khoảng 31,7% số người được hỏi chia sẻ căng thẳng bắt nguồn từ việc phải nấu ăn và dọn dẹp.

Một nghiên cứu khác của cơ quan Đánh giá bảo hiểm y tế Hàn Quốc, cho thấy, tỷ lệ phần trăm phụ nữ ở độ tuổi 30 và 40 bị nhiễm khuẩn bàng quang tăng khoảng 20% ​​trong suốt kỳ nghỉ lễ. Theo đó, chi phí y tế tăng cao trong với nhóm các bà nội trợ do căng thẳng tinh thần và nhiều giờ dọn dẹp bếp núc trong những ngày lễ.

Trước đây, một người vợ tốt là phụ nữ đã lập gia đình biết chăm lo nhà cửa và chăm sóc bố mẹ chồng. Nhưng tiêu chuẩn về một người vợ tốt giờ đây đã thay đổi theo hướng tệ hơn khi họ phải hoàn thành xuất sắc công việc trên cơ quan và cả việc nhà. Đó là lý do vì sao họ hay bị stress”, Kwak Geum-joo, Giáo sư tâm lý học tại Đại học Quốc gia Seoul, nhận định.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Trọng Hiếu

Được quan tâm

Tin mới nhất
Trải Nghiệm Sân Chơi Băng Tuyết Độc Đáo Giữa Lòng Thành Phố