Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Những không phận nguy hiểm nhất thế giới mà bạn cần phải tránh!

Ukraina và Sinai (Ai Cập) là hai không phận được nhắc đến đầu tiên trong số gần chục khu vực nguy hiểm nhất thế giới mà tất cả các hãng hàng không phải né tránh để đảm bảo an toàn.

Trong thời gian gần đây, quá nhiều vụ tai nạn hàng không xảy ra khiến dư luận vô cùng hoang mang. Trước khi khởi hành, nhiều hành khách đã bắt đầu tìm hiểu thông tin về hành trình chặng bay qua các khu vực không phận đang tranh chấp có khả năng nguy hiểm đến tính mạng hay không.

Khu vực rủi ro nằm đầu danh sách là không phận Ukraina sau thảm kịch rơi máy bay kinh hoàng của chuyến bay MH17 tại đây. Nguyên nhân vụ việc mới được công bố bởi Ủy ban kiểm tra Hà Lan tháng 10 vừa qua. Kết quả cho thấy một đầu đạn tên lửa do Nga sản xuất đã được phe ly khai tại khu vực này sử dụng để bắn hạ máy bay dân sự của hãng Malaysia Airlines. Toàn bộ 298 người có mặt trên chiếc máy bay xấu số đã thiệt mạng. Kể từ sau sự việc này, trừ chuyến bay trực tiếp đến Kiev, hầu như tất cả các hãng hàng không đều tránh bay qua khu vực Ukraina.

Sau sự kiện máy bay MH17 bị bắn hạ tại Ukraina, hầu hết tất cả các hãng hàng không đều tránh bay qua không phận đang tranh chấp ở nước này.

Sau sự kiện máy bay MH17 bị bắn hạ tại Ukraina, hầu hết tất cả các hãng hàng không đều tránh bay qua không phận đang tranh chấp ở nước này.

Tuy nhiên, mọi người mới chỉ biết hệ thống tên lửa đất đối không hiện đại đã phá hủy MH17, trong khi những thiết bị phóng đạn của các tay súng IS và các nhóm khủng bố khác cũng có khả năng triệt phá tương tự. 

Tầm bắn tối đa của các thiết bị này vào khoảng 4.500 - 6.000 m, thấp hơn nhiều so với tầm bay của các máy bay thương mại. Dù vậy, các cơ quan hàng không đã khuyến cáo với các hãng máy bay thương mại hạn chế hoạt động qua không phận nguy hiểm tại khu vực Trung Đông. Cụ thể như ở Syria và Libya, tất cả các chuyến bay đều bị cấm qua đây.

Trong khi đó, ở những khu vực khác, khuyến cáo hạn chế bay chỉ áp dụng đối với các chuyến bay dưới một độ cao nhất định, thường vào khoảng 8.000 m. Điều này tùy thuộc vào hạng vũ khí có khả năng bắn hạ máy bay được các tay súng sử dụng tại các quốc gia đó.

Các hãng hàng không cũng sẽ tránh bay qua Sinai (Ai Cập) sau khi máy bay chở khách của Nga bị rơi tại khu vực này. Toàn bộ 224 người có mặt trên chuyến bay đã thiệt mạng.

Các hãng hàng không cũng sẽ tránh bay qua Sinai (Ai Cập) sau khi máy bay chở khách của Nga bị rơi tại khu vực này. Toàn bộ 224 người có mặt trên chuyến bay đã thiệt mạng.

Quân đội Ai Cập thu dọn hành lý của các nạn nhân nằm rơi rải rác trên diện tích rộng.

Quân đội Ai Cập thu dọn hành lý của các nạn nhân nằm rơi rải rác trên diện tích rộng.

Xác chiếc máy bay Nga cháy đen thui. Các chuyên gia đang kiểm tra hộp đen để tìm kiếm nguyên nhân vụ tai nạn. Kết luận ban đầu được khẳng định là do ngoại lực tác động chứ không phải lỗi phi công hay kỹ thuật.

Xác chiếc máy bay Nga cháy đen thui. Các chuyên gia đang kiểm tra hộp đen để tìm kiếm nguyên nhân vụ tai nạn. Kết luận ban đầu được khẳng định là do ngoại lực tác động chứ không phải lỗi phi công hay kỹ thuật.

Ủy ban Hàng không Liên bang Hoa Kỳ đã công bố cảnh báo bay qua những khu vực nguy hiểm trên thế giới bao gồm Libya, Iraq, Yemen và gần đây nhất là một phần bán đảo Sinai (Ai Cập) sau thảm kịch rơi máy bay chở khách Nga khi đi qua khu vực này. Danh sách này được xem là chuẩn mực quốc tế cho nhiều hãng bay.

Bộ Giao thông Anh Quốc cũng mới ban hành danh sách hạn chế các chuyến bay đến 9 quốc gia gồm Pakistan, Iraq, Iran, Libya, Ukraina, Yemen, Sinai (Ai Cập), Kenya, Bắc Triều Tiên.

Lược đồ cấm bay, hạn chế bay qua các không phận nguy hiểm nhất trên thế giới mới được cục hàng không Anh và Mỹ công bố.

Tổng hợp lược đồ cấm bay, hạn chế bay qua các không phận nguy hiểm nhất trên thế giới mới được cục hàng không Anh và Mỹ công bố.

Máy bay di chuyển qua những không phận này được cảnh báo không được phép bay thấp hơn độ cao 8.000 m vì rủi ro tấn công từ các tay súng khủng bố hay phiến quân. Trong số ít ngoại lệ, ví dụ như thủ đô Kiev của Ukraina, luật cấm bay không bay gồm đường bay trực tiếp đến và đi khỏi Kiev.

Theo thông tin điều tra cho biết, nhiều nhóm khủng bố trên khắp thế giới đã có thể tiếp cận dàn tên lửa đất đối không, được biết đến với tên gọi MANPADS - hệ thống phòng không có thể mang vác. Thiết bị này được Nga và Mỹ phát triển trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Giờ đây nó lại trở thành mối đe dọa khủng khiếp đối với các máy bay tầm thấp, đặc biệt là trực thăng. Đáng lo ngại hơn, hệ thống này còn có thể được sử dụng để dễ dàng tấn công máy bay khi đang cất cánh hoặc hạ cánh.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất