Thế giới từng chứng kiến nhiều đợt nắng nóng kinh hoàng kéo dài vài tuần và làm hàng ngàn chết.
Hiện các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam đang trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài nhiều ngày với mức nhiệt phổ biến từ 36-39 độ C. Nắng nóng kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sức khỏe người dân. Nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới từng đối mặt với nắng nóng đỉnh điểm và kéo dài nhiều ngày và thậm chí làm hàng chục ngàn người chết.
Châu Âu, 2003: Châu Âu đã trải qua một đợt nắng nóng khủng khiếp vào mùa hè năm 2003, khiến khoảng 70.000 người tử vong. Nhiệt độ thường xuyên đạt trên 40 độ C trên khắp lục địa trong khoảng 30 ngày. Đây cũng là đợt nóng kỷ lục ở châu Âu kể từ năm 1540. Tại Anh, nhiệt độ cao tới 38,5 độ C ở Faversham và hiện vẫn là mức nhiệt cao nhất từng được ghi nhận ở quốc gia này. Số người chết vì sóng nhiệt cao chưa từng có với lý do là say nắng và mất nước, đặc biệt là đối với người già.
Sông Loire, con sông dài nhất nước Pháp, gần như cạn kiệt trong đợt nắng nóng 2003. Khoảng 15.000 người tử vong vì nắng nóng chỉ tính riêng tại Pháp, dẫn tới tình trạng thiếu nơi lưu trữ thi thể.
Nga, 2010: Nga thường được biết đến với khí hậu lạnh băng giá, nhưng tất cả đã thay đổi vào năm 2010. Giữa tháng 7 và tháng 8 năm đó, nhiệt độ tăng vọt lên trên 38 độ C trong thời gian dài. Nắng nóng kéo theo hạn hán tồi tệ nhất ở Nga trong hơn 40 năm. Khoảng 9 triệu ha hoa màu bị thiệt hại, nhiều vụ cháy rừng ghi nhận khắp đất nước. Ước tính 56.000 người chết vì đợt nắng nóng kinh hoàng này.
Miền Đông nước Mỹ, 1901: Rất lâu trước khi người Mỹ có điều hòa không khí trong mỗi gia đình, Mỹ đã đối diện với một đợt nắng nóng tàn khốc vào đầu thế kỷ 20. Mặc dù không ghi nhận kỷ lục về nhiệt độ, nhưng sóng nhiệt lần này rất nguy hiểm vì kéo dài bất thường – diễn ra trong suốt 6 tuần vào tháng 6 và 7 năm 1901. Khoảng 9.500 người đã chết ở miền đông nước Mỹ khi nhiệt độ lên tới 43 độ C. Riêng New York, hơn 700 người chết vì nắng nóng.
Bắc Mỹ, 1988: Một trận hạn hán càn quét Bắc Mỹ vào cuối những năm 1980, khiến khoảng 5.000 đến 10.000 người tử vong. Hạn hán đã kéo dài suốt mùa hè năm 1988. Ở nhiều nơi trải dài từ Canada đến Texas, lượng mưa đã giảm xuống 40% so với mức trung bình trong những tháng mùa hè. Từ tháng 3 đến tháng 5, Des Moines, bang Iowa, thường nhận hơn 9 giờ mưa. Năm 1988, lượng mưa ở đây chỉ bằng 30% mức trung bình.
Ấn Độ, 2015: Đợt nắng nóng này khiến hơn 2.300 người tử vong. Phần lớn thời gian của tháng 5 năm đó, các khu vực ở Ấn Độ ghi nhận đợt nắng nóng lịch sử với nhiệt độ tăng trên 43 độ C. Nhiệt độ cao đủ để khiến vỉa hè thủ đô New Delhi tan chảy. Đây là đợt nắng nóng tồi tệ nhất ở Ấn Độ trong một thập kỷ qua, theo Cục khí tượng nước này.
Châu Âu, 2013: Sau 10 năm kể từ mùa hè năm 2003, châu Âu lại tiếp tục phải hứng chịu một đợt nắng nóng mới. Một loạt quốc gia ôn đới như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italy, Tây Ban Nha phải trải qua đợt nắng nóng khi nhiệt độ có lúc lên tới hơn 40 độ C. Đợt nắng nóng này tại châu Âu đã khiến gần 55.00 người chết.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh tiếp tục chứng minh đẳng cấp khi xuất hiện trong bữa tiệc tối với phong cách thanh lịch và sang trọng, đúng chuẩn dâu hào môn thực thụ.
Showbiz 24h: Quỳnh Nga gây ấn tượng ở Bước Nhảy Hoàn Vũ, Hoàng Yến tức giận về câu chuyện lấy chồng thứ 5 là hai thông tin gây chú ý trong ngày hôm nay.