Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Những câu chuyện đẹp về nghị lực năm 2017: Đừng để hoàn cảnh khiến bạn chùn chân

Dù gặp bao nhiêu khó khăn vất vả hay đối mặt với định kiến của người đời, họ vẫn là những tấm gương sáng vượt qua số phận khiến cả thế giới nể phục.

Xuất phát điểm của mỗi người đều không giống nhau, có người sinh ra trong nhung lụa, giàu sang nhưng có người lại bị bạo bệnh hành hạ, phải chật vật kiếm cơm từng ngày. Trước hoàn cảnh khó khăn, có người đã đầu hàng và luôn đổ lỗi cho số phận, nhưng cũng có người quyết vẫn tiến lên, chiến thắng số phận nghiệt ngã.

Nụ cười tươi rói của bé gái có tim nằm ngoài lồng ngực

Video: Cô bé Virsaviya vẫn cười rất tươi khi tim nằm ngoài lồng ngực.

Sinh ra không được khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường, bé Virsaviya (7 tuổi) sống tại Florida (Mỹ) phải từng ngày chịu đựng bệnh hiếm gặp Pentalogy of Cantrell (Ngũ chứng Cantrell). Căn bệnh khiến tim không nằm ở vị trí bình thường như bao người khác mà nằm ngoài lồng ngực và có thể cướp đi sinh mạng của em bất cứ lúc nào.

Dù cơ thể bé nhỏ đó phải gồng mình với căn bệnh hiếm gặp mỗi ngày, nhưng em vẫn luôn nở nụ cười rất tươi. Khi được hỏi về sự khác biệt của mình, cô bé Virsaviya cười nói: “Con biết tại sao con có một trái tim bên ngoài lồng ngực. Vì Chúa muốn chứng tỏ rằng Ngài có thể tạo ra những điều đặc biệt giống như con”.

Chàng trai mù trở thành triệu phú ở tuổi 23

Srikanth Boll, triệu phú khiếm thị ở Ấn Độ.

Srikanth Boll sống tại ở Ấn Độ, là một chàng mù nhưng vô cùng tài giỏi, năng động. Ngay từ khi mới chào đời, Srikanth đã bị khiếm thị, mọi người xung quanh khuyên bố mẹ nên bỏ đứa con này đi. Tuy nhiên, dù gia đình làm nông, bữa no bữa đói, họ vẫn hết lòng yêu thương, bao bọc và coi con trai như một báu vật, lo cho con ăn học tới nơi tới chốn.

Bị bạn bè xa lánh, hắt hủi, thậm chí còn bị nhà trường từ chối cho nhập học, Srikanth vẫn không lùi bước. Anh xin vào một ngôi trường dành cho trẻ em với hoàn cảnh đặc biệt và luôn đạt thành tích xuất sắc cả trong học tập, cũng như các môn thể thao như cờ vua và mộc cầu. Kết quả tốt nghiệp gần như đạt điểm tuyệt đối nhưng Srikanth luôn bị các công ty từ chối. Tất cả chỉ vì anh mù.

Cuộc đời Srikanth bước sang một trang mới khi nhận được thư mời nhập học tại Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ. Chẳng bao lâu sau khi trở về nước năm 2012, chàng trai khiếm thị từng bị các công ty từ chối ngày nào đã trở thành giám đốc điều hành của Bollant Industries, công ty chuyên sản xuất bao bì đóng gói thân thiện với môi trường từ giấy tái chế. Hiện tại, Bollant Industries có 4 chi nhánh và nhân viên của công ty đều là những người có hoàn cảnh khó khăn như Srikanth trước đây.

Nhân viên giao hàng 70 tuổi: Tuổi tác chỉ là một con số

Bà Teo Yoke Lan, 70 tuổi.

Bà Teo Yoke Lan (70 tuổi) là một nhân viên giao hàng của ứng dụng UberEats, dịch vụ giao đồ ăn nhanh, quanh khu vực Tanjong Pagar và Raffles, Singapore. D đã 70 tuổi, cái tuổi mà nhiều người có thể ngồi nhà hưởng phúc bên con cháu thì bà Lan vẫn miệt mài làm việc.

Bà Lan muốn chứng minh rằng tuổi tác chỉ là một con số. Bà luôn xuất hiện với vẻ ngoài trẻ trung, dí dỏm, khác xa hình ảnh của một bà lão 70 tuổi thường thấy. Mỗi ngày bà làm việc từ 6-11 tiếng và giao được 6 đến 12 chuyến hàng bằng cách đi bộ. Mỗi tháng bà có thể kiếm được 1.000 - 1.500 USD (khoảng 22 triệu - 34 triệu).

Câu chuyện vượt khó của công nhân nhập cư

Người mặc áo xanh ở giữa là ông Mani Malaichamy.

Mani Malaichamy (47 tuổi), là công nhân nhập cư từ Ấn Độ tới Singapore cách đây 20 năm. Khi mới chân ướt chân ráo đặt chân tới quốc đảo sư tử, ông không có một xu dính túi. Tuy nhiên, với sự khích lệ của một người bạn và nghị lực của chính mình, Mani đã đổi đời từ một nhân viên sơn tường trở thành ông chủ, có công ty riêng.

Khi đi sơn tường, ông kiếm được 18 USD (khoảng 400 nghìn) một ngày, mức lương quá ít ỏi so với khoản nợ ng đang phải gánh trên vai là 4.000 USD (hơn 90 triệu đồng). Đây là khoản phí mà ông phải trả để có thể làm việc ở Singapore. Tuy nhiên, chưa đầy 1 năm, ông đã hoàn trả hết số nợ đó bằng cách làm việc cật lực 11 tiếng/ngày, 7 ngày/tuần.

Hiện tại, ông đang sống cùng gia đình trong căn hộ chung cư trị giá 1,2 triệu đô ở Pasir Ris, Singapore. Câu chuyện của ông Mani đã truyền cảm hứng được cho nhiều người về nghị lực vượt lên trong cuộc sống.

Không đầu hàng số phận

Anh Jason Chee, 34 tuổi.

Jason Chee (34 tuổi), một quân nhân hải quân sống tại Singapore, bị mất hai chân, cánh tay trái và 3 ngón tay phải trong một tai nạn năm 2012. Đầu năm nay, anh còn bị chẩn đoán bị ung thư mắt.

Ba tuần sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u ở mắt, mắt anh cũng mờ dần. Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng Jason không bao giờ chịu đầu hàng số phận. Tháng 9/2017, anh giành được huy chương vàng giải bóng bàn đơn nam tại Đại hội thể thao khu vực Đông Nam Á dành cho người khuyết tật (ASEAN Para Games). Jason đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng tàn nhưng không phế.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tổng hợp

Được quan tâm

Tin mới nhất