Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Người phụ nữ 'hồi sinh' kỳ diệu sau 27 năm sống trạng thái thực vật

Một người phụ nữ ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã tỉnh lại sau 27 năm ở trạng thái thực vật sau vụ tai nạn giao thông khi bà 32 tuổi.

Bà Abdulla duy trì đời sống thực vật suốt gần 30 năm.

Năm 1991, Munira Abdulla khi đó 32 tuổi chấn thương sọ não khi bị xe buýt tông trúng ở gần Al Ain. Nhưng năm ngoái, sau quãng thời gian phục hồi chức năng ở Đức, bà bắt đầu nhận thức được chút ít khi cố gắng gọi con trai Omar do thấy con cãi nhau trong phòng bệnh viện.

Nhiều ngày sau, bà đã có thể gọi tên con trai lần đầu tiên sau hàng chục năm và giờ có thể đọc kinh và cầu nguyện cùng những người thân yêu.

Omar đã nói về sự hồi phục kỳ diệu của mẹ anh trong cuộc phỏng vấn với The National. Anh cảm thấy “quá đỗi vui mừng” khi mẹ có thể nói trở lại.

Năm mẹ bị tai nạn, Omar mới 4 tuổi. Khi đó, anh rể của bà Abulla chở bà tới trường để đón Omar. Khi họ lái xe về nhà, hai mẹ con bà Abulla ngồi phía sau, thì bị xe buýt tông trúng. Bà Abdulla đã lao mình ra bảo vệ con trai. Trong khi Abulla bị thương nặng ở đầu, cậu bé Omar chỉ bị thương nhẹ với vết bầm tím. Các bác sĩ ở London, Anh khi đó cho rằng bà không thể tỉnh lại và phải sống trong trạng thái thực vật, nghĩa là hoàn toàn không có phản ứng nhưng vẫn cảm thấy đau. Sau đó bà Abdulla được đưa trở lại UAE để đặt máy thở và ống cho ăn để duy trì sự sống.

27 năm sau, vào tháng 6/2018, Abdulla bất ngờ hồi tỉnh tại một bệnh viện ở Đức. Chia sẻ với báo giới, Omar cho biết anh không bao giờ từ bỏ hy vọng vì luôn có niềm tin rằng mẹ mình sẽ thức dậy vào ngày nào đó.

Tháng 4 năm 2017, Sheikh Mohamed bin Zayed, Thái tử của Abu Dhabi, biết câu chuyện của bà Abdulla và tài trợ cho bà một khoản trợ cấp để chi trả cho quá trình điều trị. Người phụ nữ được đưa tới Đức, và trải qua các cuộc phẫu thuật. Khoảng một năm sau, bà bắt đầu có thể nói đôi chút và trong vòng 3 ngày, bà có thể gọi được tên con trai Oman.

Chia sẻ với báo giới, Omar cho biết anh không bao giờ từ bỏ hy vọng vì luôn có niềm tin rằng mẹ mình sẽ thức dậy vào ngày nào đó. “Đó là bà ấy. Bà ấy đang gọi tên tôi. Tôi đang vô cùng hạnh phúc. Tôi đã mơ về khoảnh khắc này trong nhiều năm và tên tôi là từ đầu tiên mà mẹ có thể nói”, Omar chia sẻ.

Bây giờ, bà Abdulla có thể gọi tên của những người thân yêu, cầu nguyện và trò chuyện với mọi người.

Một báo cáo y tế của Bệnh viện Mafraq vào tháng trước nói rằng nữ bệnh nhân “hiện có thể giao tiếp với chính mình và người xung quanh một cách hợp lý, đặc biệt là trong các tình huống quen thuộc”. Tuy nhiên, bà Abdulla vẫn cần thực hiện vật lý trị liệu thường xuyên để điều trị các vấn đề về cơ.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Ngọc Bích

Được quan tâm

Tin mới nhất