Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Người phụ nữ bệnh tâm thần bị hàng xóm nhốt trong chuồng suốt 25 năm

Nếu không có lần tình cờ ghé qua thôn nhỏ ấy, Jedah Curacha Naquines sẽ chẳng bao giờ gặp được người phụ nữ bị dân làng nhốt trong chuồng suốt 25 năm ròng.

Ngày 25/8, trên hành trình đi bộ đường dài vượt tỉnh Cebu (Phillipines) ngang qua một thôn làng hẻo lánh, Jedah Curacha Naquines phát hiện bóng người phụ nữ thấp thoáng đằng sau song sắt trong một không gian chật hẹp. Ban đầu, Jedah cứ nghĩ người phụ nữ vô tình bị kẹt trong "căn phòng" bé tí, song cô nhanh chóng nhận ra thần trí người này không còn minh mẫn. 

Người phụ nữ tiều tụy ấy được dân làng gọi bằng cái tên Manol, năm nay đã 45 tuổi. Không ai biết tên thật của cô. 25 năm trước, từ khi mẹ mất, cha bỏ nhà ra đi, cô đã bị dân làng nhốt lại trong chuồng cho đến bây giờ. Đáng sợ hơn, theo thông tin từ tờ Guardian và WHO, cư dân vùng nông thôn Phillipines không coi đây là chuyện hiếm lạ gì.

Người phụ nữ bệnh tâm thần bị hàng xóm nhốt trong chuồng suốt 25 năm Ảnh 1
Người phụ nữ tiều tụy ấy được dân làng gọi bằng cái tên Manol, năm nay đã 45 tuổi. 

Từ lúc mẹ qua đời, cha dượng cũng ra nước ngoài tìm việc, người phụ nữ chỉ còn lại một thân một mình. Sau một lần chứng kiến cô suýt bị xe tải tông, dân làng ở đây đã góp tiền xây chiếc chuồng nhỏ, lắp cửa sắt rồi nhốt cô vào đó để có nơi che nắng che mưa. Theo lời hàng xóm chia sẻ, họ không dám để người phụ nữ tự do lang thang ngoài đường vì e rằng cô sẽ tự làm hại bản thân, đành phải nhốt lại, buộc cô sống lay lắt qua ngày.

Sau khi biết đầu đuôi câu chuyện, Jedah đã lên đường đến thôn làng kế bên để xin giúp đỡ, đồng thời đăng tải câu chuyện trên mạng xã hội với hy vọng giải cứu người phụ nữ đáng thương. Jedah nói: "Sao lại nhốt cô ấy vào chuồng chẳng khác nào súc vật? Dù thần trí có ngẩn ngơ, không nhận thức được điều gì thì cô ấy cũng không đáng bị đối xử như vậy". 

Người phụ nữ bệnh tâm thần bị hàng xóm nhốt trong chuồng suốt 25 năm Ảnh 2
Từ lúc mẹ qua đời, cha dượng cũng ra nước ngoài tìm việc, người phụ nữ chỉ còn lại một thân một mình. 

Lồng giam người phụ nữ suốt 25 năm được xây bên cạnh căn nhà cũ của cha mẹ cô. Ngày ngày, hàng xóm xung quanh thay phiên nhau mang thức ăn đến cho cô lót dạ. Jedah cho biết cô bị sốc khi nghe câu chuyện về Manol: "Tôi hy vọng có ai đó giúp đỡ người phụ nữ này, hoàn cảnh của cô ấy thật thảm thương. Chính quyền địa phương nên có hành động. Người này cần được chăm sóc y tế. Nhìn cô ấy mà tôi nhói cả lòng". Hiện Jedah đang hợp tác với chính quyền địa phương để cải thiện điều kiện sống, đồng thời nhờ bạn bè tìm người hỗ trợ Manol.

Hành vi vô nhân đạo như nhốt người vào chuồng vẫn liên tục xảy ra ở những nơi heo hút trên khắp Phillipines. Năm 2014, một năm sau khi bão Haiyan tàn phá đất nước, tờ Guardian đã đăng tải một đoạn phim ngắn vạch trần sự thật tàn khốc trên. Theo một nhà hoạt động đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật, những người bệnh tâm thần sẽ bị nhốt trong chuồng đến khi chết. Một trong số đó là Ben, người bị chính cha ruột xích lại tròn 16 năm vì có vấn đề về thần kinh. Bị gia đình bỏ mặc, người đàn ông xấu số đã vùi thây trong cơn bão lớn.

Người phụ nữ bệnh tâm thần bị hàng xóm nhốt trong chuồng suốt 25 năm Ảnh 3
Hành vi vô nhân đạo như nhốt người vào chuồng vẫn liên tục xảy ra ở những nơi heo hút trên khắp Phillipines. 

Giải thích cho vấn nạn này, người dân địa phương cho biết chi phí điều trị bệnh tâm lý thực sự là một gánh nặng với nguồn thu nhập của họ hiện tại. Song, yếu tố thúc đẩy họ làm ra hành vi tàn ác như thế không chỉ là túng thiếu, mà còn là kỳ thị và sự e dè, sợ hãi trước "bệnh thần kinh". Trước thực trạng đó, nhiều tổ chức trên thế giới - kể cả WHO - đã kêu gọi chính phủ đầu tư cho các chương trình chữa trị sức khoẻ tâm thần. Nhờ những nỗ lực này, nguồn kinh phí dành cho dự án cải thiện vấn đề tâm lý đã dần tăng lên. 

Báo cáo của WHO năm 2019 viết: "Nhiều nước trên thế giới vẫn tồn tại tình trạng thiếu hiểu biết về sức khỏe tâm thần và bệnh tâm lý. Ở những quốc gia có nguồn lực hạn chế, sự lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trong chiến tranh hoặc các giai đoạn khẩn cấp khác sẽ đẩy nhiều người vào cảnh bị trói buộc, bắt nhốt trong lồng giam, tách biệt khỏi xã hội".

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết The Sun

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc