Những năm đầu đời rất quan trọng đối với sự phát triển nhận thức của trẻ con. Nhưng với việc đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp, nhà trẻ, trường học đóng cửa, cuộc sống của trẻ sơ sinh cũng bị ảnh hưởng lớn khi cha mẹ gặp căng thẳng khi cố gắng cân bằng công việc và chăm sóc con cái.
Tác giả chính của nghiên cứu, Sean Deoni - phó giáo sư về nhi khoa tại Đại học Brown (Mỹ), cho biết do sự kích thích hạn chế ở nhà và ít tương tác với thế giới bên ngoài, trẻ em trong thời đại đại dịch dường như đạt điểm thấp đáng kinh ngạc trong các bài kiểm tra đánh giá sự phát triển nhận thức, Guardian đưa tin.
Trong thập kỷ trước đại dịch, điểm IQ trung bình trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn cho trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi dao động quanh mức 100, nhưng đối với trẻ em sinh ra trong đại dịch, con số đó đã giảm xuống còn 78, theo phân tích.
Tác giả Deoni nói: “Không hề khó nhận ra. Chúng ta thường không nhìn thấy điều này, ngoài các rối loạn nhận thức nghiêm trọng".
Nghiên cứu trên được thực hiện ở 672 trẻ em ở bang Rhode Island. Trong số này, 188 trẻ sinh sau tháng 7/2020 và 308 trẻ sinh trước tháng 1/2019, trong khi 176 trẻ sinh từ tháng 1/2019 đến tháng 3/2020. Những đứa trẻ được đưa vào nghiên cứu được sinh đủ tháng, không bị khuyết tật về phát triển và chủ yếu là người da trắng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, những người có nền tảng kinh tế xã hội thấp kém có kết quả kém hơn trong các cuộc thử nghiệm.
Deoni cho biết lý do lớn nhất đằng sau điểm số giảm là do thiếu sự kích thích và tương tác ở nhà. “Cha mẹ căng thẳng và lo lắng làm sự tương tác mà đứa trẻ thường nhận được một cách đáng kể".
Tuy vậy. liệu điểm IQ có bị ảnh hưởng lâu dài hay không vẫn chưa rõ ràng. Trong vài năm đầu đời, nền tảng cho nhận thức được đặt ra, giống như xây một ngôi nhà - việc thêm phòng hoặc xây dựng sẽ dễ dàng hơn khi bạn đang xây dựng nền tảng, Deoni nói. “Khả năng sửa sai càng giảm đứa trẻ càng lớn".
Do dữ liệu nghiên cứu đến từ một bộ phận tương đối giàu có ở Mỹ, nơi mà hỗ trợ xã hội và trợ cấp thất nghiệp rất hào phóng, nên lo ngại là kết quả có thể tồi tệ hơn ở những vùng nghèo hơn của đất nước và trên thế giới.
Sir Terence Stephenson, giáo sư Nuffield về sức khỏe trẻ em tại Đại học College London, cho biết nghiên cứu này rất thú vị vì đã có nhiều bài viết về tác động của đại dịch với việc giáo dục trẻ em trong độ tuổi đi học, nhưng chưa có nhiều thông tin về trẻ sơ sinh.
Yếu tố chính ảnh hưởng đến điểm số IQ thấp hơn ở trẻ sơ sinh có thể là căng thẳng đối với các bậc cha mẹ, những người phải đối mặt với những thách thức trong cả việc làm và chăm sóc trẻ toàn thời gian, theo tác giả Deoni.
“Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi trẻ em từ các gia đình có kinh tế xã hội thấp hơn bị ảnh hưởng nhiều nhất vì điều này cộng hưởng với nhiều tác động khác về tài chính, việc làm và sức khỏe của đại dịch”, Deoni nhấn mạnh.