“Các quốc gia đồng minh NATO cung cấp nhiều dạng hỗ trợ quân sự khác nhau cho Ukraine như: vật liệu, vũ khí chống tăng, hệ thống phòng không, các loại thiết bị quân sự, viện trợ nhân đạo và cả hỗ trợ tài chính.
Tuy nhiên, NATO không phải là một phần của cuộc xung đột, nên liên minh sẽ không gửi quân đến Ukraine hoặc đưa máy bay vào không phận Ukraine”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố khi xuất hiện chung với Tổng thống Ba Lan Anderzej Duda tại Căn cứ Không quân Lask hôm thứ Ba vừa qua.
Tổng thống Andrzej Duda của Ba lan cũng nói thêm: “Chúng tôi không gửi máy bay của mình đến đó vì việc làm này sẽ được hiểu là sự can thiệp quân sự vào cuộc xung đột ở Ukraine”.
“NATO không phải là một bên của cuộc xung đột. Chúng tôi cung cấp cho Ukraine sự giúp đỡ đa phương, viện trợ nhân đạo là chủ yếu, nhưng ngay lúc này các máy bay phản lực của chúng tôi sẽ không bay đến Ukraine”.
Trước đó, ông Alexandre Krauss - Cố vấn cấp cao của Nghị viện EU, đã đăng tải trên Twitter rằng các máy bay phản lực châu Âu sẽ đến Ukraine “trong vòng một giờ tới”. Thông tin này được lan truyền nhanh chóng và dòng Tweet này sau đó đã bị xóa khỏi tài khoản Twitter.
Josep Borrel, chính trị gia người Tây Ban Nha, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu cũng nói rằng, các máy bay chiến đấu “đang chuẩn bị được chuyển gia cho Ukraine” như một phần của gói viện trợ quân sự cho nước này, nhưng tuyên bố này của ông Borrel đã bị EU bác bỏ.
Quốc hội Ukraine hôm thứ Hai thậm chí còn đăng tải trên Twitter rằng châu Âu đang chuyển giao cho họ 70 máy bay chiến đấu, gồm 28 chiếc MiG-29 từ Ba Lan, 12 chiếc từ Slovakia và 16 chiếc từ Bulgaria, cùng với 14 cường kích Su- 25 từ Bulgaria.