Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Myanmar: Bùng nổ nạn buôn bán cô dâu tuổi vị thành niên sang Trung Quốc và những hệ lụy kinh hoàng

Nhiều bé gái ở Myanmar vẫn đang ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” đã bị lừa bán sang Trung Quốc, làm dâu cho những gia đình không đủ điều kiện lấy vợ ở đại lục.

Nandar bị bán sang Trung Quốc làm cô dâu với giá 11.630 USD

Nandar, đến từ thành phố Yangon, Myanmar, mới bước sang tuổi 17. Tuy nhiên, cánh cửa cuộc đời cô bé tưởng chừng như đã bị đóng sập lại.

“Chuyện xảy ra vào khoảng thời gian khi tôi đang học năm cuối ở trường trung học. Một hôm, có một người môi giới đã tiếp cận tôi và nói rằng tôi có thể kiếm được rất nhiều tiền từ nghề làm tóc ở Trung Quốc’, Nandar chia sẻ.

Đối với nền kinh tế mới mở cửa của Myanmar, lời đề nghị về một công việc lương cao là một điều vô cùng hấp dẫn. Vì vậy, cô gái trẻ đồng ý. Cô nhanh chóng sắp xếp hành lý và đặt vé xe.

Tuy nhiên, ngay khi Nandar và người môi giới đặt chân đến tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thực tế phũ phàng đã được phơi bày: Cô bé đã trở thành một trong những nạn nhân của vấn nạn buôn bán cô dâu bất hợp pháp từ Myanmar sang Trung Quốc.

“Người môi giới đưa tôi đến một ngôi nhà, nơi rất nhiều người đàn ông Trung Quốc nhìn tôi chằm chằm. Trong khi đó, tôi không thể làm bất cứ điều gì”, Nandar nói.

Nandar cuối cùng được mua bởi một mgười đàn ông mà cô miêu tả là “lớn tuổi hơn cô rất nhiều” với giá 60.000 nhân dân tệ (11.630 USD). Hóa ra, ông ta mua cô về để làm vợ cho cậu con trai tâm thần.

Ngay sau khi hết hôn, Nandar đã trở thành nô lệ của cả gia đình.

“Tôi không hiểu tiếng Trung nên tôi không biết cách làm thế nào để hoàn thành hết các công việc trong gia đình. Tôi đã cố gắng trốn thoát nhưng tôi không biết mình đang ở đâu. Tôi quan hệ với người chồng đúng 1 lần và mang thai”.

Một thân một mình ở Trung Quốc, cánh cửa cuộc đời của Nandar dường như đã bị khép chặt lại.

Trốn thoát là chuyện hiếm đối với phụ nữ bị bán sang Trung Quốc

Thar Shee, quản lý dự án chống buôn bán người tại Hiệp hội phụ nữ Yangon Kayin Baptist.

Thực tế câu chuyện của Nandar khá phổ biến tại Myanmar. Đây là một trong số nhiều quốc gia Đông Nam Á diễn ra các hoạt động buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc.

Thar Shee, quản lý dự án chống buôn bán người tại Hiệp hội phụ nữ Yangon Kayin Baptist, cho biết: “Rất nhiều phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc. Tổ chức phi chính phủ địa phương đã rất nỗ lực giúp đỡ những nạn nhân sống sót tái hòa nhập trở lại ở Myanmar”.

Theo Thar Shee, những kẻ dẫn mối buôn người thường nhắm tới các khu phố nghèo tại các thành phố lớn. Đôi khi họ chỉ cần đưa ra hứa hẹn sẽ mang đến một công việc khoảng 188 USD/tháng ở Trung Quốc là đủ để cám dỗ nhiều phụ nữ trẻ sống trong điều kiện kinh tế thiếu thốn. Một khi đã bị bán cho các gia đình ở Trung Quốc, phụ nữ hoàn toàn bị lệ thuộc vào gia đình chồng. Họ không được phép sử dụng điện thoại hay máy tính vì nhà chồng lo ngại con dâu sẽ liên lạc với gia đình. Trong một vài dịp đặc biệt, những người phụ nữ đáng thương có thể được ra ngoài khu vực công cộng nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ của một vài người bên nhà chồng. Bị rào cản bởi ngôn ngữ, tài chính, địa lý nên nhiều phụ nữ “không tìm được đường thoát”.

Ngoài ra, Thar Shee còn cho biết thêm phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị bán sang Trung Quốc. Trong đó, trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị rơi vào cạm bẫy này.

Thanda Kyaw, chuyên gia nghiên cứu về vấn nạn buôn bán cô dâu sang Trung Quốc cho biết mức giá dành cho một cô dâu tuổi vị thành niên thường lên đến 20.000 USD.

Nạn nhân của bạo lực gia đình

Hnin Wai là nạn nhân của bạo lực gia đình khi bị bán cho 2 người đàn ông khác nhau ở Trung Quốc

Nhiều phụ nữ Myanmar bị bán sang Trung Quốc làm dâu đã trở thành nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình. Giống như Nandar, Hnin Wai cũng bị ép bán làm con dâu cho một gia đình Trung Quốc. Mẹ của cô bé nghĩ rằng Hnin Wai chỉ đua mua sắm qua đêm ở Trung Quốc để “giải tỏa căng thẳng”. Tuy nhiên, cô bé đã không trở về Myanmar sau 3 năm.

“Sau khi vượt qua biên giới sang Trung Quốc, tôi nghe lén có ai đó nói rằng sẽ bán tôi. Qúa sợ hãi tôi đã cố gắng tìm cách trốn thoái vài lần. Song, người lái xe đã phát hiện và khóa chặt tay tôi lại”, Hnin Wai nhớ lại.

Tuy nhiên, đó chưa hẳn đã là điều tồi tệ nhất với cô bé đáng thương này. Hnin Wai bị bán cho 2 người đàn ông khác nhau trong 3 năm và đều phải chịu đựng bạo lực gia đình.

“Tôi bị buộc phải làm việc. Chỉ cần tôi làm sai điều gì, tôi sẽ bị đánh đập dã man. Có những hôm tôi bị đánh cả ngày”, Hnin Wai cho biết.

Ngoài ra, Hnin Wai còn tiết lộ thêm khi biết cô không thể mang thai cho người chồng thứ 2 ở Trung Quốc, các thành viên khác trong gia đình đã thay nhau hãm hiếp cô.

“Một ngày nọ, tôi phát hiện cổng quên khóa và có một chiếc xe đạp ở phía trước. Tôi bình tĩnh đi về phía chiếc xe và cố gắng đạp nhanh nhất có thể mà không hề dám quay đầu nhìn lại. Tôi sợ rằng, nếu họ bắt được tôi, họ sẽ giết chết tôi”, Hnin Wai đau đớn nhớ lại.

Hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng ở Trung Quốc

Nguyên nhân của vấn nạn buôn bán phụ nữ chính là do sự mất cân bằng giới tính nghiêm trọng của Trung Quốc - kết quả trực tiếp của chính sách một con.

Kể từ khi đưa vào thực hiện vào năm 1979 và được nới lỏng vào năm 2015, vô số cặp vợ chồng ở Trung Quốc đã phá thai để lựa chọn giới tính cho đến khi họ sinh được con trai. Số liệu của Cục thống kê Trung Quốc công bố hồi đầu năm 2017 cho thấy tỷ lệ nam/nữ trong năm 2016 là 33,59 triệu người. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ 33,59 triệu đàn ông mới có một người có cơ hội lấy được vợ trong nước.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tin Tức

Được quan tâm

Tin mới nhất