Vừa qua, một trận mưa sao băng có tên Perseid đã lướt qua bầu trời với phạm vi quan sát rộng, gần như trên toàn thế giới trừ Anh vì có mây mù bao phủ.
Đây là sự kiện thường niên diễn ra vào khoảng tháng 7, 8 hàng năm với khoảng 70 thiên thạch mỗi giờ. Hình ảnh tuyệt vời này được tạo ra bởi bụi và mảnh vỡ thiên thạch va đập với bầu khí quyển của trái đất. Đêm 12/8 vừa qua là “thời điểm vàng” chứng kiến khoảnh khắc có 1-0-2 này.
Dưới đây là chùm ảnh “đẹp nức lòng” cảnh tượng sao băng lóe sáng trên Dải Ngân hà do các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới ghi lại:
Tại Anh, các nhà thiên văn học nghiệp dư tỏ ra vô cùng thất vọng vì đã bỏ lỡ màn mưa sao băng tuyệt đẹp do trời quá nhiều mây mù. “Nếu bạn cảm thấy ái ngại về khung giờ nà những vẫn muốn ngắm sao băng Perseids thì đừng lo, hãy ngắm nhìn vào lúc 21 giờ tối giờ địa phương”, Nasa cho hay.
Hiện tượng Perseid xảy ra hàng năm sau khi sao chổi lướt qua Trái đất. Các chuyên gia nói rằng rất có thể một ngày nào đó sao chổi sẽ đâm thẳng vào hành tinh chúng ta, mang đến thảm họa khủng khiếp gấp nhiều lần thời khủng long tuyệt chủng.
Năm nay, Perseid được dự đoán sẽ xảy ra vào khoảng thời gian 17/7-24/8, trong đó 12/8 là ngày nhiều sao băng rơi nhất. Năm 2016, những người leo núi đã được tận mắt chứng kiến một “cơn bùng nổ thiên thạch” với khoảng 300 sao băng mỗi giờ.
Ngoài Perseid, vẫn còn những trận mưa sao băng khác diễn ra hàng năm như Lyrid, Orionid và Geminid.