Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan (DDC) mới đây đã đã đưa ra cảnh báo khẩn về vi khuẩn tiêu khuẩn cầu lợn đang bùng phát tại đất nước này. Từ ngày 7/1 đến ngày 3/9, 4 tỉnh, bao gồm tỉnh Nakhon Ratchasima, Buriram, Surin và Chaiyaphum đã xảy ra tổng cộng 149 trường hợp bị điếc do nhiễm tiêu khuẩn cầu lợn và 12 người tử vong, hầu hết là người già trên 65 tuổi.
Streptococcus suis (tiêu khuẩn cầu lợn) là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở đường hô hấp phổ biến ở lợn. Lợn mắc bệnh do lây nhiễm chéo với nhau khi tiếp xúc mũi gần nhau, ăn cùng hoặc phun thuốc ở cự ly gần. Con người bị nhiễm tiêu khuẩn cầu lợi do ăn phải hoặc tiếp xúc với thịt lợn còn sống. Không chỉ thế, bệnh này cũng có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua vết thương hở, vết trầy xước hoặc kết mạc.
Người mắc bệnh tiêu khuẩn cầu lợn thường chủ quan do triệu chứng ban đầu chỉ là sốt thông thường. Tuy nhiên, sau khi mắc bệnh 14 ngày sau, tình trạng mất thính giác sẽ diễn ra. Các triệu chứng sau đó có thể nặng hơn như sốt dai dẳng, sốt cao, nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, thậm chỉ là nguy hiểm đến tính mạng. Nếu khả năng miễn dịch của người bệnh yếu, tình trạng có thể trở nên trầm trọng hơn và điếc vĩnh viễn.
Bangkon Post cho biết chính quyền Thái Lan đã đưa ra cảnh báo yêu cầu người dân, du khách hay bất kỳ ai cần cảnh giác khi mua, chế biến thịt lợn sống. Chính phủ cũng khuyến cáo người mua thịt lợn nên lựa chọn những địa điểm mua uy tín, nguồn gốc rõ ràng và nên xử lý, nấu chín thịt lợn. Ngoài ra, trong quá trình nấu phải sử dụng các dụng cụ khác nhau để xử lý thịt lợn sống và chín để tránh lây nhiễm chéo. Đồng thời, không mua thịt lợn có màu sẫm hoặc có mùi đặc trưng. Người nấu ăn cũng nên đeo găng tay hoặc che vết thương khi xử lý thịt lợn sống và rửa tay thật kỹ sau mỗi lần xử lý.