Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Người dân nghẹt thở đến 'phát điên' vì cảnh tắc đường tới đỉnh điểm ở thành phố đông dân bậc nhất thế giới

Tổng thống Philippines đang hứng chỉ trích dữ dội vì thái độ thờ ơ với vấn nạn ùn tắc giao thông, vốn là "căn bệnh" trầm kha của thủ đô Manila, và khiến người dân vô cùng nghẹt thở.

Chuỗi sự cố liên tiếp xảy ra với dịch vụ đường bộ đã khiến tình trạng tắc nghẽn giao thông tại Manila ngày càng trầm trọng. Người đi làm gần như “bốc hỏa” khi ngày nào cũng phải chịu đựng cảnh lê lết từng chút một mới về đến nhà tại thành phố thuộc top có nạn ùn tắc nặng nề hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, sự tức giận của họ chỉ bị đẩy lên đến đỉnh điểm sau tuyên bố của ông Salvador Panelo - phát ngôn viên đại diện cho Tổng thống Rodrigo Duterte - rằng những người đi làm nên ra khỏi nhà sớm hơn nếu không muốn bị tắc đường.

Vì một phút “lỡ miệng”, ông Panelo đã rước về làn sóng chỉ trích gay gắt từ cộng đồng. Nhiều người dân Philippines bày tỏ sự thất vọng vì tầm nhìn hạn hẹp của phát ngôn viên đại diện cho lãnh đạo cấp cao trong chính phủ. Theo thông tin từ một người dân, học sinh ở một số nơi tại Manila phải mất tận 3 tiếng mới đến được cổng trường. Ba sự cố xảy ra với hệ thống đường ray tàu gần đây càng khiến tình hình thêm tồi tệ.

Manila từng lọt top thành phố có nạn ùn tắc nghiêm trọng nhất thế giới.

Ngay cả lãnh đạo của ông Panelo, tức Tổng thống Rodrigo Duterte, cũng không tránh khỏi búa rìu dư luận. Gần đây, ông đã mua một chiếc máy bay quân sự cũ của Mỹ với giá 39,9 triệu USD (hơn 923 tỷ VND) để làm chuyên cơ tư nhân, dự kiến bàn giao vào năm tới.

Chính phủ tuyên bố rằng chiếc máy bay này sẽ phục vụ cả các quan chức cấp cao trong nhiều tình huống khẩn cấp chứ không riêng gì tổng thống, song, lời giải thích này không đủ để xoa dịu sự giận dữ trong lòng người dân.

“Giao thông thì mỗi lúc một đình trệ, vậy mà chính phủ vẫn ung dung tậu về mấy thứ rác rưởi và máy bay phản lực đắt tiền. Thật chẳng ra làm sao”, một tài khoản Twitter bức xúc. “Ngân sách cho y tế và giáo dục bị cắt sạch chỉ để đầu tư cho những thứ này”, sinh viên trường y Iya Elago tweet.

Với dân số vượt quá 12 triệu người, Manila được công nhận là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới. Tình trạng cả hàng xe xếp chật ních bên nhau trên đường lớn để chờ được lăn bánh đã không còn xa lạ với cư dân đô thị này. Thậm chí, Manila còn đứng đầu trong danh sách các thành phố không thích hợp để lái xe nhất vào năm 2015. Thế nhưng, dường như ông Panelo còn chẳng thèm cân nhắc tính nghiêm trọng của vấn đề này.

Đây là vấn nạn ám ảnh người dân nơi đây suốt bao năm.

“Các vị nói khủng hoảng là ý gì? Tôi chỉ thấy tình hình giao thông ở nước ta không có vấn đề gì cả”, ông Panelo phát biểu. “Ai ai cũng có xe, ai ai cũng có thể đến bất cứ đâu mình thích. Nếu mọi người không muốn đến trễ, hãy ra khỏi nhà sớm hơn bình thường”. Nhận định này của ông đã châm ngòi cho sự bùng nổ của người dân.

“Giao thông ở Manila luôn luôn ùn tắc, chưa từng thấy thả lỏng giây phút nào”, nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi của học sinh, sinh viên - John Gemuel Maramba - nhận xét. “Lớp học bắt đầu lúc 8h sáng, thế mà mới 5h các em đã phải gấp rút ra khỏi nhà. Hàng triệu người phụ thuộc vào giao thông công cộng để đi học, đi làm. Nhưng thứ chờ đón họ lúc nào cũng là cảnh tượng xe chậm rì nhích tới, cả con đường chật kín đủ thứ phương tiện, tàu thì hỏng tới hỏng lui. Chính hệ thống giao thông lạc hậu này là nguồn cơn cho sự phẫn nộ của người dân”.

Panelo: “Tôi không thấy ùn tắc gì ở đây cả”.
Người dân Philippines, cả thành thị lẫn nông thôn:

Vì sự cố với đường tàu, các hành khách buộc phải xuống trạm giữa chừng và đi bộ đến nơi làm việc nếu không muốn mất thêm mấy tiếng đồng hồ vô ích. “Ùn tắc giao thông đã biến thành cơn ác mộng”, một người bình luận trên Twitter. “Đừng tin lời ba hoa của những quan chức cao cấp, bọn họ thậm chí còn chẳng thèm ngồi xe công cộng để đi làm nữa mà”. Một người khác mỉa mai: “Vui lòng cho biết mức độ ảo tưởng của bạn trên thang điểm từ 1 đến Sal Panelo?”.

Lời bình của ông Panelo cũng khiến các chính khách và nhà hoạt động chính trị khác lên tiếng phản đối vì quan điểm thiển cận và không có cái nhìn khách quan dựa trên lập trường của người dân. Liên minh Bagong Alyansang Makabayan (Bayan) phát biểu: “Lời nói này đã chứng tỏ ông Panelo, với tư cách là một quan chức cấp cao, hoàn toàn không có kiến thức về cuộc sống của người dân và vấn nạn mà đất nước phải ứng phó”. Một nhà hoạt động chính trị khác viết trên Facebook: “Ông ta chẳng biết gì về nỗi khổ của chúng tôi”.

Hế nhô cả nhà, vậy là chúng mình vừa mới mua một chiếc máy bay phản lực cho Duterte.

Trước quá nhiều ý kiến chỉ trích, phát ngôn viên của Tổng thống tuyên bố mình sẽ đi làm bằng phương tiện giao thông công cộng kể từ ngày 11/10: “Thử thách di chuyển bằng xe công cộng được chấp nhận. Từ ngày mai, tôi sẽ đến dinh Tổng thống bằng xe jeepney và tàu”. Động thái này càng khiến người dân khó lòng cảm thông với ông Panelo và vẫn tiếp tục lên án tình hình giao thông đình trệ ở Manila.

“Chỉ đi từ nhà đến công ty thôi mà mất ít nhất 2 tiếng”, tài khoản mang tên Manuel Cortez viết trên Facebook. “Thế thôi đừng về nhà nữa, ngủ luôn tại đó rồi làm việc như cái máy cho xong. Chuẩn cuộc đời tươi đẹp đây rồi”. Một người khác lại đề xuất giải pháp “cứu rỗi” những ai đang ngao ngán vì xe cộ ùn tắc: “Tôi chỉ làm việc tại nhà thôi, đỡ phải ra đường để phát điên vì những thứ râu ria này”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết BBC

Được quan tâm

Tin mới nhất