Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Ly kỳ câu chuyện Robinson ngoài đời thực sống trên đảo hoang suốt 30 năm

Câu chuyện 30 năm sống cô lập trên đảo hoang của ông Thomas Bell cùng gia đình ở thế kỷ 19 chẳng khác nào một kỳ tích.  

Rất ít người biết về Thomas Bell cho tới sinh nhật 16 tuổi của ông vào năm 1854 với ý tưởng rời quê hương tới một hòn đảo hoang sinh sống. Từ ý tưởng kỳ quái của cậu bé dũng cảm năm nào đến một cuộc sống ngoài đảo hoang đã trở thành đề tài để viết nên những cuốn tiểu thuyết và những bộ phim nổi tiếng của Hollywood.

Bà Frederica Bell và các con. Bức ảnh được chụp vào năm 1908. Ảnh: Dailymail.

Từ quê hương Yorkshire ở Anh, Thomas Bell đã tới New Zealand và sống cách biệt với gia đình cũng như thế giới hiện đại khoảng 36 năm trên một hòn đảo núi lửa cách bờ biển 680 dặm - nơi không có con người sinh sống, thường xuyên xảy ra bão và những trận động đất.

Ngôi nhà của gia đình ông Bell. Ảnh: Dailymail

Thomas Bell đã sống nhờ nguồn lương thực chính là thịt dê từ những vách đá dốc đứng và cũng trên mảnh đất khắc nghiệt này, ông đã trồng được chuối cùng một số loại rau cải phổ biến trên đất liền. Đó thực sự là một câu chuyện kỳ quái đến mức khó tin.

Ông Bell nhận được một số vật tư. Ảnh: Dailymail.

Dựa trên câu chuyện của ông, nhà văn người Anh Lydia Syson đã viết nên một tiểu thuyết có tên là Mr Peacock’s Possessions (tạm dịch: Thuộc địa của ngài Peacock).

Ông Thomas Bell vào năm 1908. Ảnh: Dailymail.

Chàng thanh niên Bell đã không đi theo nghề bác sĩ của cha mà rẽ sang một hướng đi hoàn toàn khác. Rời quê hương Yorkshire đến New Zealand, anh gặp Frederica, con gái của một nông dân có tên là Lancashire. Lễ cưới của hai người diễn ra ở Hawkes Bay vào năm 1866.

Sau này, họ có chung sáu đứa con, người con cả là Hettie và các em lần lượt là Bessie, Mary, Tom, Harry và Jack. Gia đình họ đã sống ở bắc New Zealand một vài năm và sau đó, Thomas Bell đã quyết định đưa cả gia đình đến hòn đảo xa xôi vào năm 1877.

Hình ảnh tuyệt đẹp này của đảo Raoul được chụp hồi tháng 4/2018. Ảnh: Dailymail.

Hòn đảo này rộng 11 dặm vuông có tên gọi là Raoul. Tên gọi được đặt theo tên gọi của người phát hiện ra nó vào năm 1793, ông Joseph Raoul. Hòn đảo nằm trên chuỗi núi lửa dưới nước dài nhất thế giới với nhiều loại sinh vật biển phong phú với 150 loài cá thông thường, 35 loài cá voi và 3 loài rùa biển. Đó là một môi trường biển tuyệt vời.

Một trong những túp lều tranh của gia đình ông Bell được chụp vào năm 1908. Ảnh: Dailymail.

Tuy nhiên, gia đình ông Bell không hề biết về những điều này. Với họ, vịnh Denham trên đảo Raoul lúc ấy giống như địa ngục trần gian. Thuyền trưởng McKenzie đã rao bán hòn đảo này cho gia đình nhà ông Bell với giá 200 bảng và những điều khoản điên rồ. Từ khi con tàu của McKenzie nhổ neo rời khỏi hòn đảo, gia đình ông Thomas Bell chưa một lần gặp lại ông ta.

Đảo Raoul ở vị trí đáng chú ý, được cho là có nguồn sinh vật biển phong phú. Ảnh: Dailymail.

Những tháng ngày đầu tiên trên đảo họ sống nhờ những quả cam, cá, rễ cây dương xỉ, bắp cải và dựng nhà từ bất kể những gì có trên đảo. Thomas cùng hai người con của ông (khi ấy cô con gái lớn nhất cũng chỉ 11 tuổi) bắt đầu bước vào những cuộc săn dê trên vách đá.

Trong 8 tháng sống trên vịnh Denham, gia đình ông phải chịu cảnh bệnh dịch chuột và khi những cơn bão ập tới việc săn bắn cũng như câu cá gần như không thể. Nỗi sợ hãi và những cơn đói luôn thường trực.

Vịnh Denham trên đảo Raoul. Ảnh: Dailymail.

Một con tàu có tên Caton đã thả neo và phát hiện khói nhưng không thể giải cứu được gia đình ông vì khi ấy thuyền đã đi khá xa và không còn đủ chỗ. Sau 2 năm sinh sống trên vịnh Denham, cuối cùng gia đình ông cũng thoát khỏi những vách đá dựng đứng và dịch bệnh chuột để tới phía bên kia hòn đảo có tên là Sissy.

Sau đó, Thomas Bell đã kiếm được một số vật tư như thùng sắt, gỗ, hạt giống cỏ và quần áo cho gia đình khi gặp được một con tàu có tên là Orwell. Họ còn có thêm một nguồn thực phẩm là chuối - điều thay đổi tạo nên cuộc sống hoàn toàn khác biệt cho gia đình ông Bell.

Sinh viên ngành môi trường có chuyến thăm hòn đảo xinh đẹp Raoul. Ảnh: Dailymail.

Cuộc sống trên đảo khi ấy đã trở nên thú vị và hấp dẫn hơn nhiều. Những năm sau đó, hai vợ chồng ông có thêm 4 người con là Raoul sinh năm 1882, Freda(1884), Ada (1886) và William (1889). Ông Bell cùng vợ và các con đã trồng được đu đủ, ổi, lựu, mía và 14 giống chuối, thậm chí có cả trà và cà phê. Bên cạnh đó, nguồn thực phẩm của gia đình còn phong phú hơn nhờ trứng và sữa.

Ông Bell cùng vợ con đã mong muốn sống định cư ở hòn đảo này. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra khi lực lượng quân đội Đức tiến đến Thái Bình Dương khiến cho nơi ở của họ không còn được an toàn và gia đình ông buộc phải rời đi vào năm 1914. Kết thúc cuộc hành trình hơn 30 năm ngoài đảo hoang.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Dailymail

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc