Tháng 7 năm ngoái, một loài giun cổ đại được các nhà khoa học tìm thấy tại lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Tên khoa học của chúng là Panagrolaimus kolymaensis, đồng thời đây là một loài giun đũa đã tuyệt chủng, chưa từng được biết đến trước đây
P. kolymaensis nhiều khả năng đã bị đóng băng từ cuối kỷ Pleistocen (45.839 - 47.769 năm trước), ở độ sâu khoảng 40 mét trong lớp băng vĩnh cửu trên bờ sông Kolyma, đông bắc Siberia qua những phân tích carbon phóng xạ. Khi phân tích loài giun này, các nhà nghiên cứu phát hiện các tuyến trùng hoàn toàn có thể sống khỏe sau hàng chục ngàn năm bị đóng băng. Và cá thể giun này được lấy về là một con cái, sau đó nó đã bắt đầu sinh nở ngay khi vừa sống lại.
Loài giun đũa này có thể sống sót hơn 46 nghìn năm là nhờ chuyển vào một trạng thái được gọi là "cryptobiosis". Tất cả các quá trình trao đổi chất có thể đo lường đều tạm ngừng cho đến khi điều kiện môi trường được cải thiện, đây giống như một cấp cao hơn của trạng thái "ngủ đông". Kể cả ở điều kiện nhiệt độ đóng băng, không có oxy, hoặc hơi nước, sinh vật có thể sống sót.
Việc phát hiện loài giun đũa cổ đại có thể hồi sinh sau giấc "ngủ đông" mở ra cơ hội cho các giống loài đã tuyệt chủng từ hàng thiên niên kỷ trước thông qua mã gen có thể tái lập bởi nhân loại. Và các nhà nghiên cứu khẳng định thí nghiệm này có ý nghĩa lịch sử, quan trọng với sự hiểu biết của mọi người về quá trình tiến hoá.
Song song với việc nghiên cứu sinh nhật đã tuyệt chủng, chúng ta có thể đối mặt với trường hợp giải phóng vi khuẩn, virus gây bệnh cổ đại nếu băng vĩnh cửu bị tan chảy ở Siberia. Bởi nếu những sinh vật này sống trở lại và lây nhiễm thành công cho các cá thể sống, chúng hoàn toàn có thể hồi sinh cả một đại dịch thảm khốc vượt ngoài sự kiểm soát.