Dubai vốn nổi tiếng là một trong những thành phố giàu có hàng đầu thế giới, mức sống của người dân Dubai cũng rất cao, vì vậy mà nhiều cô gái trên khắp thế giới đều mong muốn được gả cho một ông chồng Dubai để có cuộc sống sung túc, khỏi cần lo nghĩ chuyện cơm áo gạo tiền.
Các thiếu nữ Trung Quốc cũng không ngoại lệ, họ cũng muốn được đổi đời nhờ ông chồng giàu có, nên sẵn sàng hy sinh nhiều thứ để có thể đặt chân đến mảnh đất hứa cực kỳ hào nhoáng ấy. Thế nhưng, có rất nhiều việc mà các cô dâu Trung Quốc không thể ngờ được trước khi “đổi đời”.
Kể từ sau khi kết hôn, cô dâu Trung Quốc sẽ phải theo đạo Hồi giống chồng của mình. Việc đầu tiên là phải thay đổi cách ăn mặc. Trang phục của những cô gái này sẽ phải tuân theo những quy định khắt khe của người Muslim (người theo đạo Hồi). Cho dù không phải lập tức đeo mạng che mặt, nhưng tất cả những bộ quần áo mát mẻ như váy ngắn hay quần sooc đều sẽ được vứt vào sọt rác.
Đồng thời, những người phụ nữ này cũng sẽ không còn cơ hội được gặp gỡ những người bạn khác giới nữa, vì chỉ có tránh tiếp xúc giữa nam nữ mới được coi là hành xử đúng mực trong mắt người Ả Rập. Ở Dubai, không chỉ có đi vệ sinh chia phòng nam nữ riêng, mà ngay cả khi đến ngân hàng cũng sẽ phân thành hàng của đàn ông và phụ nữ riêng, đi ăn nhà hàng sẽ có khu vực riêng dành cho các gia đình. Bể bơi công cộng sẽ có những ngày nhất định cho phép phụ nữ vào bơi. Ở công viên có những ngày quy định dành cho các gia đình.
Ngay từ nhỏ, các em bé ở Dubai đã được chia thành lớp học dành cho nam và cho nữ… Đừng nói là người lạ, ngay đến những người thân trong gia đình, ngoại trừ chồng, cha, con trai, em trai ruột, cháu trai ruột ra thì phụ nữ ở đây không được phép tiếp xúc riêng với bất kỳ người đàn ông nào khác.
Bình thường, khi chồng vắng nhà, nếu có người lạ gõ cửa, người phụ nữ bên trong sẽ không mở cửa mà chỉ nói vọng ra bên ngoài: “Nhà không có người.” Nhưng kỳ thực câu nói đó là đang biểu thị: “Không có đàn ông ở nhà.”
Cô dâu Trung Quốc than thở, kể từ khi trở thành vợ của người đàn ông Dubai, mà chính xác là từ lúc ký vào tờ giấy “bán thân”, cô đã không còn là mình mà thực sự trở thành “người của anh ta” mất rồi. Lúc muốn ra ngoài phải xin phép và phải được phê chuẩn, muốn kết bạn với ai thì phải đưa đến cho chồng xem mặt. Các ông chồng Dubai cũng giống như những người đàn ông Ả Rập khác, coi vợ là vật sở hữu riêng mà ngay đến thần thánh cũng không có quyền xâm phạm. Nếu chẳng may đang đi trên đường mà có một người đàn ông khác nhìn vợ mình, ông chồng Dubai sẽ lập tức tiến lên giơ nắm đấm vào mặt người đàn ông và hét lên: “Nhìn cái gì mà nhìn? Đây là vợ tao đấy!”
Một cô dâu Dubai tâm sự, có hôm cô quá chán ngán món ăn của người Hồi giáo nên kiên quyết không ăn cơm cùng gia đình từ sáng tới tối, vậy mà cả nhà họ đến bữa chỉ biết cắm mặt vào đĩa ăn, chẳng thèm quan tâm tới cô đang đứng chơ vơ bên cạnh phục vụ. Họ ăn nhanh như thể chỉ cần chậm vài nhịp là người khác sẽ ăn hết của họ vậy. Còn cô gái tội nghiệp cứ mỗi lần ăn cơm Trung Quốc đều phải chọn lúc không có người, phải ăn thật nhanh để không bị ai nhìn thấy.
Đàn ông Dubai vô cùng coi trọng “nam quyền”, họ là trụ cột trong gia đình, là lao động chính nên dù có phải lao động vất vả đến mức nào cũng không cho phép vợ của mình ra ngoài làm việc. Trong mắt họ, phụ nữ là chủ gia đình, nơi làm việc của phụ nữ chỉ có thể là trong ngôi nhà của mình. Đàn ông Dubai thà để vợ rửa bát đến lột hết cả da ở trong nhà, còn mình thì đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm tiền, cũng nhất định không cho vợ lộ mặt, dù là cô ấy có năng lực thế nào đi chăng nữa.
Các cô dâu Trung Quốc muốn về thăm nhà không phải chuyện đơn giản, vì tất cả hộ chiếu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận sở hữu tài sản, giấy khai sinh của con… đều do người chồng nắm giữ. Dường như các ông chồng Dubai luôn trong trạng thái lo sợ người vợ mà mình mất bao công cưới về sẽ bỏ mình mà đi.
Tuy chỉ quẩn quanh trong nhà nhưng mỗi ngày, cô dâu Trung Quốc đều bận tới mờ mắt: bận chăm chồng, bận phục dịch người nhà chồng, bận trông con, bận công việc dọn dẹp, nội trợ…
Ở các nước Ả Rập, người dân đều có xu hướng sinh nhiều con, chứ không như ở Trung Quốc. Nếu như ở Trung Quốc, 2 con đã được coi là nhiều, thì ở Dubai, 10 con cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Một “cô vợ Hồi giáo” gốc Châu Á, mẹ của 5 đứa trẻ tâm sự, ở những nước khác, chó mèo là thành viên không thể thiếu của nhiều gia đình, nhưng ở đây có quá nhiều trẻ con nên không ai còn thời gian chăm thú cưng nữa.
Liệu cuộc sống tuy nhẹ gánh kinh tế nhưng lại vô cùng đơn điệu ấy liệu có phải là cuộc sống mà những cô dâu Trung Quốc này vẫn hằng mơ ước?