Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Khỉ 'xâm chiếm' tiểu bang của Ấn Độ khiến 2 người chết, giáo viên không dám đến trường dạy trẻ con

Người lớn phải giữ con gái trong nhà vì lo sợ khỉ sẽ tấn công bất cứ lúc nào.

Chỉ trong vòng một tuần, 2 người dân ở thành phố Mathuara, tiểu bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) đã tử vong do khỉ bị khỉ tấn công. Một trong 2 người họ là ông Hari Shankar Gidel, 55 tuổi, bị đàn khỉ đuổi theo ngay trong chính căn nhà của mình. Trong lúc cố gắng chạy thoát khỏi loài linh trưởng, ông đã ngã khi trèo lên cầu thang rồi đập đầu xuống đất.

Từ cuối năm ngoái trở lại đây, tình trạng loài linh trưởng tấn công người dân tại tiểu bang Uttar Pradesh bỗng xảy ra và ngày một nghiêm trọng. Ảnh: India.com.

Nạn nhân thứ hai là bà Kusum Chaturvedi, 50 tuổi, đã bị tấn công khi đang phơi quần áo cùng với chị dâu trên sân thượng ở nhà. Thình lình, cả 2 người họ bị một đàn khỉ khoảng từ 15 - 20 con xông đến tấn công. Trong khi người chị dâu may mắn chỉ bị ngã xuống nền gạch thì bà Kusum lại mất thăng bằng rồi rơi xuống sân và mất mạng.

Bà Kusum Chaturvedi, 50 tuổi, đã bị tấn công khi đang phơi quần áo cùng với chị dâu trên sân thượng ở chính nhà mình. Ảnh: Daily Mail.

Những cái chết do khỉ tấn công đã dẫn đến nhiều cuộc kêu gọi cơ quan chức năng tại Ấn Độ phải giải quyết mối đe dọa từ khỉ ở địa phương. Từ cuối năm ngoái trở lại đây, tình trạng loài linh trưởng tấn công người dân tại tiểu bang Uttar Pradesh bỗng xảy ra và ngày một nghiêm trọng. Theo bà iqbal Malik - một nhà nghiên cứu nguyên thủy học và nhà hoạt động môi trường tại New Delhi, đã từng chia sẻ một số lý do đằng sau sự gia tăng đột ngột của loài khỉ ở Ấn Độ:

“Nhìn chung, những chú khỉ Reveus là loài vô hại và hòa bình. Chúng sống theo bầy đàn gồm trẻ sơ sinh, con trưởng thành, con có khả năng sinh sản và cả những thành viên già. Trẻ sơ sinh ở gần mẹ đến sáu tháng tuổi và sự liên kết mẫu tử của chúng vô cùng bền chặt. Các báo cáo về tình trạng bạo lực gây ra bởi loài khỉ Raveus chủ yếu xuất phát từ việc chúng bị ly tán một cách hỗn loạn, mất gia đình, mẹ phải xa con.

Phá rừng quy mô lớn là phá hủy môi trường sống tự nhiên của chúng, dẫn đến tình trạng rã nhóm khiến chúng di chuyển về phía nông thôn và thành thị để tìm kiếm thức ăn”.

“Phá rừng quy mô lớn là phá hủy môi trường sống tự nhiên của chúng, dẫn đến tình trạng rã nhóm khiến chúng di chuyển về phía nông thôn và thành thị để tìm kiếm thức ăn” - một nhà nghiên cứu nguyên thủy học cho biết. Ảnh: Daily Mail.

Trước sự “xâm chiếm” của loài khỉ, số lượng người bị tấn công ở tiểu bang này không ngừng tăng. Vào ngày 7/8 mới đây, Gidel - một người dân Uttar Pradesh, đã bị khỉ xông tới khi đang ngồi ngoài nhà nói chuyện với hàng xóm. Phát biểu với trang Hindustan Times, anh Anurag Agarwal - một người dân cho biết: “Nơi đây bị khỉ đe dọa như cơm bữa. Chúng chạy trên mái nhà làm gạch rơi xuống đất hoài. Chúng tôi phải giữ con cái trong nhà vì sợ hãi. Cũng do quá đáng sợ mà không có giáo viên nào đến đây dạy con cái chúng tôi. Thậm chí, người thân của chúng tôi cũng không đến thăm vì khỉ đầy ở Phulatti, Kuncha Sadhuram và Maithan”.

Khỉ trèo lên mái nhà khiến gạch rơi xuống đất, người lớn không dám để trẻ con ra đường. Ảnh: Daily Mail.

Để thay đổi tình hình, gần đây, các luật sư trong thành phố đã đình công hai ngày nhằm kêu gọi các quan chức giải quyết vấn đề về khỉ.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Daily Mail

Được quan tâm

Tin mới nhất
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm