Khoảng năm 3100 đến 2800 trước Công nguyên, nhằm phô diễn sức mạnh của mình, những người cầm quyền ở thời đại đồ đồng đã dùng hàng tá trẻ nhỏ và thanh niên để làm vật hiến tế.
Mới đây, tại Başur Höyük, thuộc vùng Upper Tigris phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, Tiến sĩ Brenna Hasset từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia ở London dẫn đầu một nhóm các nhà nhân chủng học vật lý tìm ra hàng loạt bộ xương còn sót lại từ hơn 5.000 năm về trước của những đứa trẻ có khi chỉ mới 11 tuổi.
Dùng người làm vật hiến tế là chuyện xảy ra thường xuyên ở thời đại đồ đồng
Bằng những giám định về hình dạng xương và tuổi tác, những nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng đây chắc chắn không phải cái chết tự nhiên, chúng đã bị đối xử rất dã man, có khi bị móc xuyên qua cả hộp sọ.
Một giả thuyết được đưa ra rằng, có lẽ những đứa trẻ này đã bị giết như một cách mà các nhà cầm quyền ở Thời đại đồ đồng thể hiện sức mạnh của mình, răn đe người dân và khẳng định rõ ràng sự phân tầng xã hội.
Tiến sĩ Hasset cho hay: “Điều đáng chú ý ở đây là tuổi, số lượng những đứa trẻ bị chôn, và giá trị to lớn của các đồ vật được chôn cất cùng”.
Các nhà khảo cổ ban đầu phát hiện ra xương của hai đứa trẻ, được chôn trong chiếc quan tài. Rồi ở dưới chân chúng, ngay bên ngoài chiếc quan tài bằng đá ấy là 8 bộ xương của 8 đứa trẻ khác.
Theo như những nhận định của tiến sĩ Hasset, 8 đứa trẻ này được đặt một cách cẩn thận và có chủ ý, xung quanh là nhiều cổ vật có giá trị, nhằm thể hiện địa vị xã hội của hai đứa trẻ nằm trong quan tài.
Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu cũng không thể xác định hết được nguyên nhân gây ra cái chết của tất cả bộ xương tìm thấy. Nhưng hai trong số đó được khẳng định rằng đã phải chịu những chấn thương rất nặng như đã bị đâm sâu đến tận vào trong xương.
“Sự sắp xếp các bộ xương này cũng tương xứng với những họa tiết được khắc và ghi lại tại các điểm khác trong vùng”, Giáo sư Hasset nói.
Sau khi nghiên cứu kĩ càng những bộ răng còn sót lại, các nhà khảo cổ đã cũng đã xác định được rằng chúng có tuổi thọ khoảng 4818 đến 5118 tuổi.
Başur Höyük chính là Mesopotamia - cái nôi của nền văn minh nhân loại
Başur Höyük, nơi có Nghĩa trang Hoàng Gia Ur, nằm ở vị trí như 1 cầu nối giữa Thời kì đồ đồng và Mesopotamia - ngày nay là Iraq và một phần lãnh thổ Iran, Thổ Nhĩ Kì, Syria, Kuwait.
Mesopotamia chính là nơi sản sinh ra bánh xe, kịch bản thảo bằng chữ viết, thiên văn học, nông nghiệp và được coi là cái nôi của nền văn minh phương Tây.
“Theo những ghi chép trước đây, việc dùng con người làm vật hiến tế được cho rằng xuất hiện cùng thời điểm với Nghĩa trang Hoàng gia Ur, nơi mà hàng trăm thi thể được chôn cất. Nhưng sự khai quật mới đây tại Başur Höyük đã đẩy lùi thời gian đó về khoảng nửa thế kỉ và thêm hơn 800 km về phía Bắc”.
Bên cạnh đó, Başur Höyük cũng có thể chính là nơi diễn ra một tục lệ được ghi lại ở Mesopotamia, khi những người hầu bị giết làm vật hiến tế. Theo những nghiên cứu trước đây, trong quá trình chôn cất diễn ra theo quy cách hoàng gia, những lính canh, ca kĩ, người hầu cũng đã tự sát.
Dù cũng có một số quan điểm cho rằng họ bị đầu đôc, nhưng từ những chứng cứ được tìm thấy ở Nghĩa Trang Ur thì những người làm trong cung điện đã bị đâm xuyên qua sọ bởi một vật sắc nhọn, như chiếc giáo.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Hasset cùng nhóm khảo cổ cũng phát hiện ra thêm nhiều những ngôi mộ bí ẩn tại khu vực, điển hình là một hố có chứa ít nhất là hơn 50 người đã được chôn cùng lúc.
Dự án Hội đồng Nghiên cứu Nghệ Thuật và Nhân văn mới do Tiến sĩ Dr Hassett dẫn đầu đã đưa thêm một nhóm nghiên cứu quốc tế bao gồm Giáo sư Ian Bames và Giáo sư Selina Brace đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên; Tiến sĩ Suzanna Pilaar Birch đến từ Trường Đại học Georgia, Athens và Tiến sĩ Haluk Sağlamtimur từ trường Đại học Ege.
Họ sẽ sử dụng các kỹ thuật khảo cổ sinh học và phân tử hiện đại để nghiên cứu về ngôi mộ tập thể này, nhằm tìm hiểu về tầm ảnh hưởng của chúng đến sự khai sinh nền văn minh nhân loại.
Những phát hiện mới nhất đã được đăng trên tạp chí Antiquity vào ngày 28/6.