Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Love Wins

Hiểm họa sau những mũi tiêm hormones của người chuyển giới Thái

Tại Thái Lan, thuốc bổ sung hormone thường được mua trên mạng Internet hoặc ở các nhà thuốc địa phương một cách dễ dàng và người mua tùy ý sử dụng theo lời khuyên từ bạn bè hay các diễn đàn trên mạng.

Sinh ra trong hình hài của một phụ nữ nhưng Chalit Pongpitakwiset, một nhân viên công ty phần mềm, luôn cảm thấy mình là một người đàn ông và muốn biến điều đó thành hiện thực. Tuy nhiên, không giống như hầu hết những người chuyển giới ở châu Á, những người tự sử dụng thuốc bổ sung hormone, Chalit may mắn được bệnh viện Tangerine đi đầu trong phẫu thuật chuyển giới giúp đỡ.

Chalit Pongpitakwiset, người đang điều trị tiêm bổ sung hormone để chuyển giới. Ảnh: AFP

Chalit Pongpitakwiset, người đang điều trị tiêm bổ sung hormone để chuyển giới. Ảnh: AFP

“Người đàn ông” 25 tuổi này nói: “Tôi nằm trong tay các bác sĩ. Tôi không tự làm được, nó quá nguy hiểm”. Vài ngày sau khi được tiêm mũi nội tiết tố nam đầu tiên, Chalit quay trở lại thử máu ở Tangerine, trong trung tâm Hội chữ thập đỏ ở thủ đô Bangkok. Tangerine là một mô hình thí điểm mà các nhà tổ chức kỳ vọng nhân rộng khắp châu Á.

Theo số liệu của Liên hợp quốc, giống như những nơi khác ở châu Á-Thái Bình Dương, khu vực có hơn 9 triệu người chuyển giới, các dịch vụ chăm sóc lâu dài cho bệnh nhân còn khá tồi tàn. Bệnh viện Tangerine là nơi hiếm hoi cung cấp dịch vụ chăm sóc sau phẫu thuật, cả về thể chất và tinh thần, cho những bệnh nhân trải qua phẫu thuật chuyển giới, thời gian mà bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.

“Hầu hết các trung tâm phẫu thuật chỉ cung cấp chăm sóc hậu phẫu một thời gian ngắn”, Nittaya Phanuphak, bác sĩ trưởng tại Tangerine, cho hay.

Tùy ý dùng hormone

Tại Thái Lan, thuốc bổ sung hormone thường được mua trên mạng Internet hoặc ở các nhà thuốc địa phương một cách dễ dàng, và được người mua tùy ý sử dụng theo lời khuyên từ bạn bè hay các diễn đàn trên mạng.

Benyapon Chimsud, sinh viên mới tốt nghiệp đại học, sinh ra trong cơ thể một chàng trai nhưng lại có những đặc điểm của phụ nữ, cho biết mình đã tiêm hormone được 2 năm nay.

Chimsud giải thích: “Tôi đã tự tiêm hormone được 2 năm, tôi nhờ bạn bè tư vấn, để xác định liều lượng thuốc tránh thai phù hợp”. Hàng tháng, “cô” mua thuốc nội tiết tố nữ mua ở thị trường đen hàng tháng và tiêm tại một “phòng khám chui”. Chimsud bỏ qua việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên và thường nghe theo những lời khuyên y tế không chính xác. “Cô gái” này cũng đối mặt với rủi ro sử dụng hormone quá liều vì muốn mau chóng đạt kết quả.

Các nhóm nhân quyền như Mạng lưới người chuyển giới châu Á-Thái Bình Dương (APTN) cho hay vấn đề sức khỏe cộng đồng này đã bị bỏ rơi bởi cộng đồng y tế. Joe Wong, thành viên APTN, nói: “Không có chỉ dẫn chính thức nào về việc quản lý và giám sát việc sử dụng hormone trong cộng đồng người chuyển giới”.

Trong khi đó, Chalit gặp một chuyên gia tâm lý học vài lần trước khi tiêm hormone lần đầu để chuẩn bị cho những thay đổi đối với cơ thể. Chalit tâm sự: “Bác sĩ tâm lý hỏi tôi đã muốn trở thành đàn ông bao lâu rồi và liệu bạn bè và mọi người xung quanh có chấp nhận nếu tôi thay đổi hay không. Hormone sẽ chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt của tôi, thay đổi giọng nói, làm mọc râu và ria mép, phát triển các cơ bắp của tôi. Tất cả những thứ giúp tôi không phải ở trong hình hài một phụ nữ nữa”. Và hiện giờ Chalit đang tiêm hormone 2 tuần/lần. Điều này sẽ giúp Chalit tránh khỏi những nguy hiểm sử dụng sai liều hormone, mà theo các chuyên gia, có thể dẫn tới các bệnh lý về gan và tim mạch.

Chalit Pongpitakwiset và bạn gái đứng đợi tàu trên một bến tàu ở Bangkok. Ảnh: AFP

Chalit Pongpitakwiset và bạn gái đứng đợi tàu trên một bến tàu ở Bangkok. Ảnh: AFP

Thật đáng buồn khi Chalit chỉ là một trong số ít ỏi những người chuyển giới nhận thức được sự nguy hiểm và được bệnh viện cam kết đi kèm với liệu trình hormone dài hạn. Vài ngày sau khi bắt đầu điều trị, Chalit đã đi xăm hình phân tử nội tiết tố nam lên cánh tay. “Tôi phải tiêm hormone cho tới cuối đời. Hình xăm này cũng sẽ bên tôi suốt đời”, Chalit chia sẻ.

Phân biệt đối xử vẫn phổ biến

Mặc dù bề ngoài xã hội Thái Lan tỏ ra bao dung với vấn đề chuyển giới, nhiều tầng lớp xã hội vẫn giữ định kiến sâu sắc với những con người kém may mắn này. Những người chuyển giới của “xứ chùa Vàng”, thường là đàn ông chuyển thành phụ nữ và được thường được gọi là những “ladyboy”, tập trung rất nhiều ở ngành công nghiệp giải trí và tình dục. Mặc dù có trình độ văn hóa cao, nhiều người chuyển giới phải đấu tranh để có giữ được việc làm hay các vị trí tốt ở công sở.

Hôn nhân đồng giới cũng chưa được công nhận là hợp pháp, và cho tới năm 2012, chuyển giới vẫn bị quân đội Thái Lan cho là một dạng bệnh tâm thần.

Bác sĩ Nittaya, bệnh viện Tangarine, cho biết phân biệt đối xử vẫn tồn tại ở nhiều trung tâm y tế, khiến người chuyển giới gặp khó khăn tiếp cận với các dịch vụ y tế đảm bảo.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất