Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Hệ thống y tế ở Ý rơi vào thảm cảnh khi 'coi nhẹ' virus corona

Dịch bệnh tràn lan ở Ý đã khiến y bác sĩ nơi này rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi phải quyết định cứu ai trước giữa lúc các bệnh viện đang lâm vào tình trạng quá tải.

Mattia Ferraresi, nhà báo thuộc tờ Il Foglio, kêu gọi chính phủ các nước nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, đừng giẫm vào vết xe đổ của Ý. Chỉ mới tuần trước, đất nước này vẫn có thể duy trì hệ thống chăm sóc sức khỏe chất lượng, không để bất cứ bệnh nhân nào phải rời bệnh viện mà không được chữa trị.

Một bệnh nhân được chuyển đi bên ngoài Bệnh viện Brescia, Ý.

Thế nhưng, đó đã là chuyện của quá khứ. Đại dịch bùng phát trên diện rộng khiến bệnh viện trên cả nước đồng loạt quá tải, đặt các bác sĩ vào tình thế khó khăn khi phải quyết định nên điều trị cho ai trước. Cả nước Ý giờ đây như quay về thời chinh chiến, trước số lượng bệnh nhân đông áp đảo, bệnh viện không còn cách nào khác ngoài dựng lều làm phòng bệnh tạm thời.

Các thùng xe container được tận dụng để làm phòng xét nghiệm, phân loại bệnh nhân COVID-19. Giữa thời điểm gian nan này, một số người mắc bệnh nặng đã không còn hy vọng được chữa trị, chỉ đành mỏi mòn chờ chết trong nhà mình.

Nhân viên y tế ở Genova, Ý.

“Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, hệ thống y tế ở Ý đã sụp đổ vì một chủng virus vốn bị người dân ở đây xem nhẹ”, anh viết trên tờ Boston Globe.

Với hơn 1.800 ca tử vong được ghi nhận đến tối 16/3, Ý đã trở thành quốc gia có số người chết vì COVID-19 nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Đây cũng là nước có nhiều ca nhiễm được xác nhận nhất ở châu Âu, với hơn hơn 24.700 người.

Một phòng bệnh tạm thời ở Lanciano.

Cuối tuần trước, chính phủ Ý đã ban hành lệnh phong tỏa nhiều tỉnh thành trên cả nước, hạn chế việc di chuyển của hàng triệu người dân. Đến ngày 11/3, trừ hiệu thuốc, cửa hàng thực phẩm và quầy bán báo, mọi cơ sở kinh doanh trên toàn quốc đều phải đóng cửa. Thủ tướng Giuseppe Conte yêu cầu các trường học và trường đại học ngưng hoạt động từ hôm 4/3 đến nay, tất cả các công việc không thiết yếu cũng phải tạm hoãn.

Bệnh nhân tiếp nhận điều trị tại Brescia, Ý.

Bất cứ ai vi phạm lệnh hạn chế di chuyển đều bị phạt tiền và có nguy cơ lĩnh mức án lên đến 3 tháng tù giam. Dữ liệu cho thấy dịch bệnh xuất hiện ở Ý sớm hơn 10 ngày so với Tây Ban Nha, Đức và Pháp, hơn 13 - 16 ngày so với Anh và Mỹ. Tuy nhiên, theo Ferraresi, lẽ ra nước này đã có thể tránh được thảm họa nếu chính phủ chịu hành động sớm hơn, quyết liệt hơn.

“Muốn tránh bùng phát đại dịch cũng như giảm mức độ nghiêm trọng của tình hình, chính phủ Mỹ và các nơi khác phải lập tức hành động giống như Ý, Đan Mạch và Phần Lan đang làm bây giờ. Các bạn không thể lãng phí tận mấy tuần trong vô nghĩa như chúng tôi, đừng bao giờ cho rằng chỉ phong tỏa một vài địa phương, cấm các cuộc tụ họp nơi công cộng và khuyến khích làm việc tại nhà là có thể ngăn chặn sự lây lan của virus. Giờ thì chúng tôi đã hiểu bấy nhiêu đó là không đủ”, anh nói.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Mirror

Được quan tâm

Tin mới nhất
Những xu hướng làm đẹp thịnh hành trong năm 2024
Đánh thức giác quan, thăng hoa cảm xúc cùng hành trình mùi hương độc bản đến từ HARNN