Mới đây, truyền thông Trung Quốc vừa đăng tải đoạn video “lạ đời” về một chú cá đang bị đóng băng ở nhiệt độ âm 32 độ C, sau khi thả vào nước bỗng hồi sinh trở lại ngay lập tức.
Nhiều người thắc mắc rằng, bằng cách nào con cá có thể sống lại được sau khi bị đóng băng hoàn toàn như vậy?
Giải thích cho chuyện này, các chuyên gia cho biết trong cơ thể của các loài cá sống ở khu vực hàn đới đều chứa một dạng protein chống đông lạnh. Protein này mang tên Antifreeze Protein (AFP).
*Khi nước ở điều kiện nhiệt độ quá thấp sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng (điểm chậm đông).
Khi sinh vật đóng băng, bên trong cơ thể sẽ xuất hiện các tinh thế băng giá. Các tinh thể này sẽ bám vào tế bào, khiến màng tế bào đóng băng rồi vỡ vụn. Hậu quả là tế bào sẽ chết đi. Khi có quá nhiều tế bào chết, tất nhiên sinh vật cũng không thể sống sót.
Khi quá trình này diễn ra, cơ thể cá sẽ tạm thời rơi vào trạng thái ngủ đông, giảm quá trình trao đổi chất tới 90%. Sau đó, chỉ cần làm tan băng ở thành tế bào, các tế bào sẽ sống lại với tổn hại rất nhỏ. Tuy nhiên, cá rô phi thường không có cơ chế này.
Do đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đã lợi dụng chính loại protein này sử dụng lên tất cả các loại cá của họ. Bằng phương pháp trên, cá đông lạnh sẽ trở nên tươi ngon hơn do các tế bào không bị phá hủy. Ngoài ra, cá có thể sống lại bất kỳ lúc nào trong vòng 2 năm kể từ khi đóng băng.
Các khoa học gia Trung Quốc đánh giá đây là một bước tiến lớn trong công nghệ lưu giữ thực phẩm trên thế giới.