Từ lâu, truyền thuyết về con sông tử thần có thể luộc chín tất cả mọi thứ ở mảnh đất Mayantuyacu, Peru, đã là đề tài lôi cuốn nhà khoa học địa chất Andres Ruzo kể từ khi ông còn nghiên cứu luận án tiến sĩ tại trường Đại Học Giám Lý Phía Nam ở bang Texas, Mỹ. Thế nhưng, cho tới khi được tận mắt nhìn thấy sức nóng kỳ lạ tại đây, sự thật về nó mới dần được hé mở.
Những thước phim sống động được quay tại con sông nước nóng ở Peru.
Năm 2011, ông Andres Ruzo tới con sông tử thần Shanay-timpishka để ghi lại tư liệu cho bộ phim khoa học của mình. Sông có chiều dài hơn 6km, sâu khoảng 6m và chỗ rộng nhất khoảng 25m. Tên của con sông Shanay-timpishka theo ngôn ngữ của người dân nơi đây vốn có nghĩa là “bị luộc chín dưới ánh nắng mặt trời”.
Nhà khoa học địa chất cho biết, sức nóng tỏa ra từ sông Shanay-timpishka cao tới nỗi có thể luộc chín mọi thứ. Theo kết quả đo đạc, nhiệt độ ở đây cao nhất có thể lên tới 100 độ C. Còn trung bình mực nước lúc nào cũng khoảng 55 độ C, nhiệt độ có thể gây bỏng cấp độ 3 cho con người. Điều đó cũng có nghĩa, bất cứ sinh vật vào lọt xuống đó cũng khó có thể bảo toàn tính mạng.
Sông Shanay-timpishka có thể luộc chín bất kỳ sinh vật vào rơi xuống đó.
Hơi nóng tỏa ra từ sông Shanay-timpishka lúc nào cũng nghi ngút.
Theo nhà khoa học Andres, địa nhiệt tại vùng xung quanh phải rất cao thì mới có thể làm nóng cả một con sông như vậy. Ước tính, nhiệt độ ấy còn cao hơn tại núi lửa đang hoạt động. Cuối cùng, sau nhiều năm bị khoa học thế giới lãng quên thì cuối cùng, bí ẩn về con sông tử thần cũng đã được ông Andres lý giải.
Khi mưa xuống khu vực rừng nhiệt đới Amazon, nước ngấm vào lớp đá trầm tích có cấu trúc tổ ong. Do ảnh hưởng từ địa nhiệt của Trái Đất, nước mưa sẽ được làm nóng lên, tạo thành dòng chảy giống như suối nước nóng tới sông Shanay-timpishka.
Nhà khoa học lấy mẫu nước thí nghiệm tại con sông tử thần.
Có những lúc, lòng sông có thể sôi sùng sục tới 100 độ C.
Xác sinh vật chết khi rơi xuống sông tử thần Shanay-timpishka.