Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Giấc mơ bị bỏ lại giữa sợ hãi tột cùng, hỗn loạn trên đỉnh Everest kẹt cứng người

Một người leo núi sợ hãi tột cùng nên không chịu bước xuống thang đóng đinh vào mặt vách đá trên đường tới Everest khiến hàng dài người mắc kẹt lại phía sau.

Bức ảnh hàng dài người chờ xếp hàng leo lên đỉnh Everest hồi tháng 5/2019. Ảnh: AP

Đỉnh núi cao nhất thế giới và một trong những nơi khắc nghiệt nhất trên Trái đất là nơi bạn không hề muốn phải đứng chờ đợi hàng dài nhiều tiếng đồng hồ.

Nhưng đó chính xác là tình huống bạn phải đối mặt khi khoảng 200 người leo núi hồi tháng 5 phải xếp hàng dài mắc kẹt trên đường đi khi cố gắng leo tới đỉnh Everest được chụp trong bức ảnh chia sẻ khắp thế giới.

Giờ đây, những người leo núi bị mắc kẹt giữa những lúc hỗn loạn cướp đi 11 mạng sống chỉ trong 9 ngày đã lên tiếng kể lại về chuyện đã xảy ra.

Họ cho biết, thời tiết xấu và thiếu kinh nghiệm là nguyên nhân khiến dòng người xếp hàng leo đỉnh Everest ngày càng dài, dẫn đến nhiều trường hợp tử vong.

Bỏ mạng khi chưa chạm đến giấc mơ

Leo lên đỉnh Everest có thể là giấc mơ của cuộc đời nhiều người nhưng có những trường hợp chẳng thể chạm đến giấc mơ mà đã bỏ mạng.

Thông thường, người ta sẽ leo lên ngọn núi cao nhất thế giới này vào tháng 5 khi thời tiết trong đủ để con người di chuyển lên cao với điều kiện tốt nhất về mặt lý thuyết.

Tuy nhiên, thời tiết vẫn có thể diễn biến khó lường gây nguy hiểm, và trở nên tồi tệ trong năm nay khi cơn bão Fani khiến đỉnh núi đóng băng trong hầu như cả năm.

Các cửa đầu tiên để lên núi chỉ mở vào ngày 19 và 20/5 nhưng hầu hết những người leo núi đã dựng trại nhiều ngày trước đó trong tháng và quyết định đi lên đỉnh vào ngày 22 và 23/5.

Bức ảnh hàng dài người xếp hàng chờ lên đỉnh Everest do nhà leo núi người Canada Elia Saikaly chụp lại vào sáng 22/5.

Người leo núi Reinhard Grubhofer.

Theo chân Saikaly lên núi là Reinhard Grubhofer, 45 tuổi, một người Áo đang trong nỗ lực lần thứ hai để leo tới đỉnh Everest sau chuyến đi bỏ dở năm 2015 vì động đất ở Nepal.

3 điểm nghẹt thở

Nhóm 13 người dự định lên đường đi vào “vùng tử thần” từ lúc 11h tối 22/5. Họ dự định đi bộ xuyên đêm và lên đỉnh núi vào ngày 23.

Grubhofer cho biết, thời tiết ấm áp bất thường khiến tuyết bị tan chảy, làm lộ những tảng đá trần trụi và vết nứt bên đường khiến giày của anh không thể bám được.

Bất chấp những khó khăn, nhóm của anh, gồm cả bạn đồng hành người Áo Ernst Landgraf, đã lên đỉnh vào lúc 9h30, chụp ảnh, sau đó bắt đầu đi xuống. Đó cũng là khi họ bắt đầu gặp vấn đề nghiêm trọng.

Đi lên và đi xuống sườn núi phía đông bắc của Everest, người leo núi phải đối mặt với 3 điểm nghẹt thở - được gọi là “Ba chốt” - buộc họ phải điều hướng.

Điểm đầu tiên bao gồm những tảng đá lớn được gọi là “Green Boots” - đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 5 người leo núi - trong đó có xác của một người vẫn còn đó.

Điểm thứ 2 là một loạt các thang đóng đinh vào mặt vách đá. Còn điểm thứ 3 lúc trèo qua mỏm đá, nổi tiếng qua bức ảnh của Saikaly.

Grubhofer kể lại, ở điểm nghẹt thở số 2, anh đã gặp một người nữ leo núi. Cô này sợ hãi tột cùng và không chịu bước xuống thang.

Với nhiệt độ giảm nhanh và một cơn bão tuyết bắt đầu mạnh dần, Grubhofer cho biết, hàng chục người buộc phải chờ 45 phút trước khi cô gái kia lấy hết can đảm để trèo xuống, giải tỏa tắc nghẽn.

Việc chờ đợi lâu cũng khiến Landgraf, người đặt nhầm chân lên thang đi xuống, tử vong. Dù thiết bị định vị gắn trên áo khoác khiến anh này không ngã xuống, độ cao, cơ thể kiệt sức và thiếu oxy đã cấu thành cơn đau tim. Thi thể của Landgraf vẫn còn nằm trên núi.

Donald Cash, một nhân viên về phần mềm ở Utah, chết trên đỉnh Everest một ngày trước đó trong hoàn cảnh tương tự.

Đã xếp hàng để lên đến Everest, Cash - người muốn chinh phục cả 7 đỉnh núi cao nhất thế giới - đã có một điệu nhảy để đánh dấu sự kiện này. Anh không ngờ cú nhảy khiến mình bỏ mạng trên núi.

Donald Cash bỏ mạng trên đỉnh Everest.

Trong khi anh cố gắng đứng dậy và vật lộn xuống Hillary Step, nơi Saikaly đã chụp bức ảnh về anh ngày hôm đó, Cash đã ngã lần thứ 2 và không bao giờ đứng dậy được nữa. Thi thể Cash cũng bị bỏ lại trên đỉnh.

Trong khi đó, Kuntal Joisher, một nhà leo núi Ấn Độ, đã gặp phải vấn đề tương tự như Landgraf trong khi di chuyển lên đỉnh vào ngày 23/5 sau khi bị mắc kẹt phía sau một nhóm thanh niên Ấn Độ dường như không biết làm thế nào để di chuyển qua điểm thứ hai.

Joisher nói rằng họ mất hơn nửa giờ để đi lên, trong khi người leo núi có kinh nghiệm hơn chỉ mất có 10 phút.

Mô tả sự chờ đợi dài đằng đẵng này, Joisher nói: “Bạn đang đứng ở gờ của một tảng đá khổng lồ, và nó chỉ đủ rộng để giữ đôi ủng của bạn, với một bên là vách, bạn hoàn toàn trơ trọi”.

Những nguyên nhân

Trung bình, 6 người leo núi chết trong khi leo đỉnh Everest mỗi năm. Nhưng con số 11 người năm nay trở thành là ngoại lệ.

Khi xem xét những gì đã xảy ra, các nhà chức trách thấy rằng, Nepal đã bán được 380 giấy phép để leo lên ngọn núi vào năm đó, với giá 10.000 USD một lần, đây là con số cao nhất từng được bán trong một mùa. Chính phủ Trung Quốc đã cấp thêm 100 giấy phép.

Một nhóm du lịch giảm giá cung cấp giấy phép cho người leo núi mà không kiểm tra mức độ kinh nghiệm hoặc thể lực của họ cũng được xác định là một nguyên nhân.

Điều này, kết hợp với thời tiết xấu, sẽ khiến dòng người leo lên đỉnh nối dài, kéo theo nguy cơ đe dọa tới tính mạng.

Khoảng 250 người đã tự mình leo lên núi trong ngày 23/5 và đã không có đủ nhân viên trên núi để kiểm soát số người đi lên núi như vậy.

Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty lữ hành cũng là nguyên nhân.

Từ sau thảm kịch 11 người chết vào năm nay, Nepal thông báo bất kể ai muốn lên đỉnh Everest đều phải có kinh nghiệm leo ít nhất một ngọn núi cao. Những người leo núi cũng phải nộp giấy chứng nhận sức khỏe tốt và có sự đồng hành của một người bản địa.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Daily Mail

Được quan tâm

Tin mới nhất
PILI Fashion khai trương cửa hàng flagship đầu tiên, thổi "làn gió mới" vào thời trang pickleball