Bà Hoàng, bị cáo vụ án thương tâm trong vụ án nói trên, thừa nhận vào ngày 9 tháng 5 cho người con trai 46 tuổi uống khoảng 60 viên thuốc ngủ, trước khi dùng khăn bông siết cổ nạn nhân đến ngừng thở. Ngay trong ngày hôm sau, bà đến đồn cảnh sát để đầu thú.
“Tôi đã già đi và yếu hơn trước rất nhiều. Tôi sợ rằng cứ như vậy, tôi sẽ ra đi trước và nó phải sống một mình, không ai chăm sóc. Tôi đã phải “vật lộn” với suy nghĩ này suốt một tuần. Sau đó tôi đã quyết định tiễn con tôi đi trong vô thức“, bà nói.
Khi được hỏi lý do tại sao không có thành viên nào khác trong gia đình chăm sóc con trai, bà Hoàng trả lời rằng bà không muốn hai mẹ con trở thành gánh nặng cho bất cứ ai khác.
“Tôi là người sinh ra và để con không được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Là tôi có lỗi với nó. Tôi thà để nỗi đau khổ đó chấm dứt, chứ không muốn con trai mình được người khác chăm sóc. Nó là con trai của tôi, tôi chưa bao giờ ghét hoặc xa lánh nó. Trước đây, tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ từ bỏ con, nhưng hai năm gần đây, sức khoẻ của tôi thực sự yếu đi rất nhiều“.
Người con trai của bà Hoàng không thể nói chuyện, đi lại hay tự lo được cho cuộc sống. Qua nhiều năm, các dây cơ trên cơ thể anh dần teo đi. Điều này đồng nghĩa với việc bà Hoàng phải dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc con trai mình.
Năm 47 tuổi, bà Hoàng đã xin nghỉ hưu để ở nhà chăm sóc người con tật nguyền. Dù người con trai lớn của bà đã gợi ý việc đưa em trai đến các cơ sở phúc lợi, nhưng bà một mực không đồng ý.
Cũng trong phiên tòa, người thân của bà Hoàng cũng lên tiếng xin giảm nhẹ tội trạng cho mẹ mình: “Mẹ tôi không giống những kẻ giết người khác. Bà muốn chấm dứt nỗi đau của chính bà và em trai tôi mà thôi“.
Thương cảm cho hành động của bà Hoàng, vị thẩm phán nhận định đây là giết người vì tình yêu, tuy nhiên, quyền sống là quyền quan trọng nhất của một con người, không ai có thể lấy đi, kể cả cha mẹ.
Kết thúc phiên tòa, bị cáo Hoàng chịu 3 năm tù giam hình sự và hoãn tử hình 4 năm vì tội cố ý giết người