Hà Nội sẽ đăng cai tổ chức các chặng của Giải đua xe Công thức 1 (Formula One - F1) trong vòng 10 năm bắt đầu từ năm 2020. Khán giả Việt Nam sẽ có dịp tận mắt chứng kiến những chiếc xe đua F1 chạy thực tế ngay tại quê nhà cùng màn trình diễn tuyệt vời của các tay đua hàng đầu thế giới.
Đua xe công thức 1 nổi tiếng là một môn thể thao hấp dẫn với tính mạo hiểm, cạnh tranh cao, đòi hỏi rất nhiều niềm đam mê, sự khéo léo, và lòng dũng cảm. Bên cạnh đó, chi phí luyện tập và thi đấu các giải nhỏ trước khi trở thành một tay đua F1 chuyên nghiệp có thể nói là rất tốn kém. Do đó, đua xe công thức 1 thực sự là môn thể thao dành cho những người có điều kiện.
Để chứng minh cho điều này, chúng ta sẽ tạo ra một nhân vật mô phỏng có tên là Johnny Speed, tay đua 14 tuổi với tài năng thiên phú. Anh chàng đã trải qua 5-6 năm đua xe kart với kha khá danh hiệu và giải thưởng của địa phương cũng như quốc gia. Giờ đây, anh đã sẵn sàng để bắt đầu chen chân vào làng đua F1 thế giới.
Trong thời gian đua xe kart, số tiền mà bố mẹ Johnny bỏ ra để đầu tư cho cậu vào khoảng từ 500.000-700.000 USD (tương đương 11,6-16 tỷ VND), tùy thuộc vào độ chi mạnh tay vào từng loại kart dành cho trẻ em theo quy tắc ngón tay cái: tập luyện càng nhiều, trình độ đua càng tăng.
Từ một tay đua nghiệp dư trở thành tay đua chuyên nghiệp, bạn sẽ phải trải qua rất nhiều mùa giải và quy trình. Sau khi tốt nghiệp khóa đua xe kart, bạn sẽ chuyển sang loại hình đua xe công thức 4. Cấp độ này cao hơn đua xe kart một chút, đòi hỏi nhiều kỹ năng cũng như thời gian tập luyện của các tay đua thời kỳ thanh thiếu niên.
Thông thường sẽ tốn khoảng 300.000 USD (tương đương gần 7 tỷ VND) để có một chỗ ngồi F4 cho mùa giải. Sau một vài năm luyện tập, tay đua dần dần chuyển từ đua nhóm trong F4 sang một chỗ ngồi đơn nếu vượt qua các thử thách và tiêu chuẩn. Như vậy, sẽ mất khoảng 600.000 USD (gần 14 tỷ VND) cho cả hai mùa giải.
Tiếp theo bước F4 là đến F3 (đua xe công thức 3). Ở cấp độ này, cha mẹ của các tay đua trẻ phải tiếp vào đó khoảng 800.000 USD (khoảng 18,6 tỷ VD) mỗi mùa cho một đội hình thử nghiệm đua. Đối với Johnny, lúc này vào khoảng 16 tuổi, trải qua thêm một năm đua F3 đối với cậu là một khoảng thời gian đầy bổ ích và giá trị. Như vậy, bố mẹ cậu phải tốn thêm 800.000 USD nữa cho nguyện vọng này. Hy vọng trong năm tập luyện thứ 2, Johnny sẽ mang về cho mình một số chiến thắng và nâng hạng lên như một ứng cử viên sáng giá.
Sang đến tuổi 17, Johnny sẽ chính thức chuyển sang giai đoạn đua công thức 2 (trước đây có tên gọi là GP2). Bước này, chi phí đầu tư sẽ vào khoảng 1 triệu USD (hơn 23 tỷ VND). Áp lực ngày càng tăng lên đôi vai cậu thiếu niên trẻ vì số tiền đầu tư vào đã không còn là con số nhỏ nữa.
18 tuổi là thời điểm vàng để các tay đua vị thành niên đủ tuổi để được cấp giấy phép đua xe. Đây là lúc phù hợp nhất để Johnny nhắm vào mục tiêu F2, bước đệm quan trọng bước tới vạch đích F1 cuối cùng. Giai đoạn này, Johnny đẽ được so tài cùng rất nhiều các tay đua F1 khác để lấy kinh nghiệm thi đấu.
Gia đình Johnny cực kỳ tin tưởng vào niềm đam mê và tài năng của cậu nên tiếp tục sẵn sàng chi ra 2,5 triệu USD (hơn 58 tỷ VND) để đưa con trai mình và đội ngũ F2 với một đội mạnh. Chương trình tập luyện này có thời lượng tối thiểu là 2 năm, do đó chi phí sẽ rơi vào khoảng 5 triệu USD. Đổi lại, Johnny sẽ được một loạt các tay đua F1 cự phách biết đến và thừa nhận khả năng của mình.
Không chỉ dừng lại ở đó, đến bước này, bạn sẽ phải đóng vào đó khoảng 1 triệu USD nữa cho các chi phí không lường trước được có thể xảy đến khi thi đấu như: phí y tế, loại bỏ xe cũ, kiểm tra bổ sung,…
Như vậy chỉ trong vòng vài năm, số ngân sách trung bình mà một gia đình đầu tư cho con trai chạm tới ngưỡng của đua xe công thức 1 vào khoảng 10 triệu USD. Số tiền này có thể là chi phí cá nhân, tốt hơn hết là nên tìm đến một nhà đầu tư để giảm bớt gánh nặng tài chính. Tuy nhiên, gia đình vẫn cần phải chuẩn bị thêm 10 triệu USD nữa để ứng viên có thể chính thức tham dự mùa giải F1.
Một sự thật đáng buồn về câu chuyện đua xe trong thời đại hiện nay: nếu một tay đua có đầy đủ đam mê và khao khát hòa mình vào những trường đua tốc độ nhưng không có đủ khả năng tài chính phục vụ giấc mơ đó, khả năng thành công vô cùng thấp. Đua xe F1 vì thế trở thành môn thể thao ưu tú, chỉ dành cho những đứa trẻ giàu có thỏa mãn đam mê và thú vui của bản thân.
Chắc hẳn những dòng này sẽ khiến bạn thất vọng, tuy nhiên những người giàu có khả năng thực hiện mọi thứ tốt hơn những người không có tiền. Hy vọng le lói duy nhất cho tầng lớp bình dân là chứng minh được tài năng thiên phú trước những “ông lớn” thu hút được những nhà tài trợ lớn như Red Bull, Mercedes, Ferrari hay McLaren đầu tư cho mình. Tuy nhiên, cơ hội này cực kỳ mỏng manh vì chẳng ai dư hơi sức mà “ném tiền xuống biển”.
Nói tóm lại, đua xe F1 gần như là loại hình thể thao dành cho hội con nhà giàu. Nếu muốn biết số tiền đầu tư vào đó khủng khiếp thế nào, bạn chỉ cần tìm hiểu bất kỳ sự kiện đua xe kart lớn nào trên thế giới để hiểu rằng các đại gia trên thế giới đã sử dụng “núi” tiền ấy ra sao.