Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Đám đông mù quáng đánh đập người phụ nữ rồi lột đồ diễu phố

Khoảng chục người đàn ông đốt nhà một người phụ nữ rồi đánh đập và ép diễu phố vì nghi ngờ cô liên quan tới một vụ giết người.

Video người phụ nữ bị lột đồ, ép diễu phố. (Nguồn: Mirror).

Người phụ nữ bị tình nghi tham gia vụ giết hại Vimlesh Shah, một thanh niên 19 tuổi khi anh này được phát hiện chết trên đường ray tàu hỏa ở thị trấn Bihiyar, bang Bihar phía đông Ấn Độ, vào sáng 20/8, theo Independent.

Không rõ điều gì đã khiến đám đông nghi ngờ người phụ nữ sống gần đó có liên quan tới vụ án. Thay vì báo với giới chức, đám đông mù quáng lại tự ý xông vào nhà của người phụ nữ, đốt nhà và xe. Sau đó, cả nhóm gồm hàng chục người đàn ông còn lột đồ của người phụ nữ, kéo ra khỏi nhà và bắt diễu phố.

Cảnh sát chỉ phát hiện ra sự việc khi trông thấy video được đăng tải trên WhatsApp cho thấy người phụ nữ bị đám đông đánh đập và ép diễu phố trong trạng thái khỏa thân. Cảnh sát sau đó phải dùng lửa để giải tán đám đông. Họ cũng bắt giữ 15 người liên quan tới vụ bạo lực.

Người phụ nữ sau đó được đưa tới bệnh viện địa phương để điều trị. Cảnh sát đang điều tra cái chết của thiếu niên 19 tuổi.

Tejashwi Yadav, lãnh đạo phe đối lập ở bang Bihar, lên án điều mà ông gọi là “thất bại của thủ hiến (bang Bihar) trong việc “duy trì luật pháp và trật tự, (và) đảm bảo sự an toàn và an ninh cho phụ nữ”.

Tôi không nói nên lời và sững sờ khi thấy video có cảnh tượng đau lòng đó”, Yadav nói. Ông cho rằng, bang Bihar là một khu vực “vô luật lệ”.

Tin tức về vụ việc xuất hiện cùng ngày giám đốc điều hành của WhatsApp, Chris Daniels, tổ chức một cuộc họp ở Delhi với Bộ trưởng Công nghệ Thông tin của Ấn Độ nhằm thảo luận về việc ứng dụng này đang ảnh hưởng ngày càng nhiều tới bạo lực đám đông.

Dù chưa có thông tin cho thấy WhatsApp được dùng để truyền bá tin đồn sai sự thật dẫn đến vụ bạo lực ở bang Bihar, có ý kiến cho rằng ứng dụng với 200 triệu người dùng này ở Ấn Độ có thể đã bị các đám đông lợi dụng để bôi nhọ danh dự của nạn nhân.

Ông Daniels cam kết sẽ phát triển những công cụ có thể chống lại những thông điệp giả mạo vào đó giúp chính phủ quản lý tốt hơn mạng truyền thông xã hội.

Bộ trưởng Công nghệ Thông tin, Shankar Prasad, cho biết WhatsApp đã làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật để giải quyết vấn đề và đang lên kế hoạch cho một chiến dịch lớn để giáo dục người dân về thông tin giả trên mạng xã hội.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Trọng Hiếu

Được quan tâm

Tin mới nhất