Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Cuộc sống của nhà khoa học giữa tiết trời -22 độ ở trạm nghiên cứu tia vũ trụ trên ngọn núi cao 3.200 m

Suốt nhiều tháng trời, các nhà khoa học tại trạm nghiên cứu Cosmic Ray Research Station phải gồng mình chịu đựng cái lạnh thấu xương trên độ cao 3.200 m.

Tọa lạc tại dãy núi Aragats ở Armenia, xấp xỉ 1/3 chiều cao của đỉnh Everest, nhiệt độ xung quanh trạm nghiên cứu vào mùa đông hoàn toàn có thể hạ gục một người trưởng thành khỏe mạnh.

Muốn đến được trạm nghiên cứu, các nhà khoa học phải băng qua đoạn đường 14 km trong tuyết lớn và gió gào.

Chính vì điều kiện gian khổ, họ phải chọn cách làm việc luân phiên, một tháng làm tại trạm nghiên cứu, một tháng quay về nghỉ ngơi.

Thế nhưng, khi thời tiết đột ngột trở xấu, họ phải bất lực cam chịu bị nhốt giữa nơi rét -22°C suốt mấy tháng liền.

Địa thế hiểm trở của trạm nghiên cứu.

Một kỹ thuật viên được đưa xuống núi bằng xe trượt tuyết sau ca làm việc kéo dài một tháng.

Cosmic Ray Research Station được xây dựng vào năm 1943.

Nhiệt độ bên trong trạm nghiên cứu ấm áp hơn một chút.

Gohar Hovhannisian đã quen với việc bị kẹt tại trạm nghiên cứu giữa mùa đông.

Từ căn cứ nghiên cứu vũ khí tối mật của quân đội Liên Xô, qua năm tháng, nơi này đã chuyển thành địa điểm nghiên cứu các hạt vật chất bí ẩn xuất hiện trong không gian.

Ngay cả gian bếp cũng đậm phong cách thời Xô viết.

Trên tường được trang trí tranh ảnh về tia vũ trụ.

Độ cao chót vót có lợi cho quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học.

Họ tập trung nghiên cứu về tia vũ trụ.

Một đài quan sát đang trong quá trình xây dựng.

Cùng với các trạm nghiên cứu ở Costa Rica và Indonesia, đây là nơi tập trung dõi theo hoạt động của các tia vũ trụ.

Nó cũng được trang bị cảm biến có thể phát hiện sấm sét trong phạm vi hàng dặm.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết The Sun

Được quan tâm

Tin mới nhất