Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Chùm ảnh chân thực về cuộc sống của những người dân du mục cuối cùng trên thế giới

Là bộ tộc du mục sống thuận theo tự nhiên, cuộc sống của người Fulani ở Tây Phi gắn liền với gia súc. Nhưng những thay đổi mới của thời đại khiến lối sống của họ bị đe dọa.

Nigeria có gần 200 triệu nhân khẩu, con số này dự kiến sẽ tăng lên gần 400 triệu vào năm 2050. Miệng ăn tăng lên đồng nghĩa với việc nhu cầu về thịt và sữa cũng sẽ tăng lên. Xu hướng tất yếu này hóa ra lại gây áp lực vô hình lên các bộ tộc du mục ở quốc gia này.

Chợ gia súc Kara ở Agege, tỉnh Lagos là một trong những nơi buôn bán thịt gia súc nhộn nhịp nhất ở Tây Phi, nơi tiếp nhận và bán đi hàng ngàn con bò mỗi tuần nhằm đáp ứng nhu cầu khổng lồ ở Lagos.

Chợ gia súc Kara ở Agege, tỉnh Lagos là một trong những nơi buôn bán thịt gia súc nhộn nhịp nhất ở Tây Phi, nơi tiếp nhận và bán đi hàng ngàn con bò mỗi tuần nhằm đáp ứng nhu cầu khổng lồ ở Lagos.

Agege trong thổ ngữ vùng này nghĩa là địa ngục, và trong thực tế nó đúng là địa ngục của bầy gia súc. Những con trâu bò được nuôi dưỡng bởi người Fulani sống du mục cách đó hàng trăm cây số, thương lái ở ngoại ô sẽ thu mua rồi tập kết ở các chợ tại thành phố lớn.

Agege trong thổ ngữ vùng này nghĩa là địa ngục, và trong thực tế nó đúng là địa ngục của bầy gia súc. Những con trâu bò được nuôi dưỡng bởi người Fulani sống du mục cách đó hàng trăm cây số, thương lái ở ngoại ô sẽ thu mua rồi tập kết ở các chợ tại thành phố lớn.

Miền bắc Nigeria là nơi sinh sống từ bao đời của người Fulani, nhưng giờ đây nơi này không còn thích hợp để sinh tồn bởi hạn hán dần trở nên trầm trọng, mâu thuẫn diễn ra triền miên giữa các phe phái để tranh lấy nguồn nước cạn kiệt.

Do hạn hán, bệnh tật và ký sinh trùng được dịp sinh sôi nảy nở, phá hoại cây trồng và vật nuôi. Dân Fulani buộc phải di chuyển về phương nam. Hàng vạn người khác cũng đã rời bỏ khu vực quanh hồ Chad tìm miền đất hứa mới.

Góc ảnh chụp chợ gia súc Agege nhìn từ trên cao, cho thấy tấp nập kẻ mua người bán và số lượng lớn gia súc ở đây.

Góc ảnh chụp chợ gia súc Agege nhìn từ trên cao, cho thấy tấp nập kẻ mua người bán và số lượng lớn gia súc ở đây.

Cậu bé 8 tuổi Suleiman Yusuf người Fulani, đang uống sữa trực tiếp từ một con bò được nuôi bởi cha cậu ở Khu bảo tồn Kachia Grazing, nơi được chính quyền quy hoạch làm nơi ở cho dân du mục Fulani.

Cậu bé 8 tuổi Suleiman Yusuf người Fulani, đang uống sữa trực tiếp từ một con bò được nuôi bởi cha cậu ở Khu bảo tồn Kachia Grazing, nơi được chính quyền quy hoạch làm nơi ở cho dân du mục Fulani.

Nigeria theo lời khuyên của Ngân hàng Thế giới, đã lên kế hoạch từ năm 1964 để dành ra 10% quỹ đất cho dân du mục chăn nuôi gia súc. Điều này được cam kết trong Đạo luật Dự trữ Thiên nhiên Grazing, nhưng cuối cùng nó cũng bị bỏ qua và chỉ một phần đất rất nhỏ được dành ra cho mục đích này.

Theo truyền thống của người Fulani, gia súc là một thứ quý giá và đáng được trân trọng. Trong gia đình chỉ khi có người bị bệnh tật nặng hoặc cần tổ chức lễ cưới, tiệc tùng lớn thì mới bán đi một con bò. Đàn bò như ngân hàng của mỗi gia đình, họ đầu tư cho chúng qua từng ngày để rồi khi bán đi sẽ thu về được một số tiền rất lớn.

Theo truyền thống của người Fulani, gia súc là một thứ quý giá và đáng được trân trọng. Trong gia đình chỉ khi có người bị bệnh tật nặng hoặc cần tổ chức lễ cưới, tiệc tùng lớn thì mới bán đi một con bò. Đàn bò như ngân hàng của mỗi gia đình, họ đầu tư cho chúng qua từng ngày để rồi khi bán đi sẽ thu về được một số tiền rất lớn.

Anh Isa Ibrahim (30 tuổi) đang đi qua những con bò trong bầy gia súc của mình ở Khu bảo tồn Kachia Grazing để bảo vệ chúng. Tình trạng trộm cướp gia súc để đòi tiền chuộc đã tăng cao khi nhu cầu về thịt và sữa ngày càng tăng nhanh ở Nigeria.

Anh Isa Ibrahim (30 tuổi) đang đi qua những con bò trong bầy gia súc của mình ở Khu bảo tồn Kachia Grazing để bảo vệ chúng. Tình trạng trộm cướp gia súc để đòi tiền chuộc đã tăng cao khi nhu cầu về thịt và sữa ngày càng tăng nhanh ở Nigeria.

Malam Mansur Isah Buhari, giảng viên ở Đại học Sokoto cho biết: “Nhiều vụ bắt cóc gia súc đã đẩy căng thẳng bạo lực lên cao, nhiều gia đình không có tiền để chuộc đã liều mình để nói chuyện với nhau bằng vũ lực”.

Isa Ibrahim đang ngồi nói chuyện với bạn bè của anh trong khi chờ đợi khách đi xe. Anh không có nghề nghiệp ổn định, hằng ngày anh chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập.

Isa Ibrahim đang ngồi nói chuyện với bạn bè của anh trong khi chờ đợi khách đi xe. Anh không có nghề nghiệp ổn định, hằng ngày anh chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập.

“Hơn 90% thanh niên ở Kachia thất nghiệp và chỉ sống quanh quẩn trong làng. Nhiều chàng trai trẻ thậm chí còn sa vào thuốc lá, rượu bia hay là codeine. Codeine là một loại thuốc dùng để giảm đau nhưng được các người trẻ ở đây lạm dụng làm thuốc gây nghiện”, giảng viên Isah Buhari cho biết.

Những người Fulani theo đạo Thiên Chúa đang tham dự một thánh lễ Chủ Nhật ở Nhà thờ Ecwa, Kajuru.

Những người Fulani theo đạo Thiên Chúa đang tham dự một thánh lễ Chủ Nhật ở Nhà thờ Ecwa, Kajuru.

Cuộc xung đột diễn ra ở khu vực này ngoài vấn đề tranh giành nguồn nước ngọt và bắt trộm gia súc, còn do mâu thuẫn về tôn giáo mà nổi bật nhất là giữa những người Hồi Giáo và Công Giáo. Bất ổn đã khiến 2.000 người thiệt mạng, hàng trăm người phải di tản và tạo nên chia rẽ sâu sắc.

Một bé gái đứng bên ngoài ngôi nhà của gia đình mình được dựng lên tạm bợ.

Một bé gái đứng bên ngoài ngôi nhà của gia đình mình được dựng lên tạm bợ.

Người Fulani di cư đến đây từ nhiều thế hệ khác nhau, họ đi cùng đàn gia súc và liên tục thay đổi chỗ ở sau một khoảng thời gian. Có khoảng từ 30 triệu đến 40 triệu người Fulani sống trên 15 quốc gia, từ bờ biển Tây Phi cho đến Cộng hòa Trung Phi ở trung tâm châu lục.

Mohammed Abubakar Bambado, nhà vua Sarkin của người Fulani đang thảo luận với cận thần của mình trong cung điện ở Surulere, Lagos về các vấn đề đang diễn ra. Dân du mục Fulani bị hoàng gia cho là “những kẻ khủng bố” và có “những âm mưu” đối với Hồi giáo Nigeria.

Mohammed Abubakar Bambado, nhà vua Sarkin của người Fulani đang thảo luận với cận thần của mình trong cung điện ở Surulere, Lagos về các vấn đề đang diễn ra. Dân du mục Fulani bị hoàng gia cho là “những kẻ khủng bố” và có “những âm mưu” đối với Hồi giáo Nigeria.

Người đàn ông du mục Fulani đang ngồi ở chợ cùng con trai ông, cả hai mặc trang phục truyền thống và chờ khách đến mua gia súc.

Người đàn ông du mục Fulani đang ngồi ở chợ cùng con trai ông, cả hai mặc trang phục truyền thống và chờ khách đến mua gia súc.

Không phải người Fulani nào cũng là kẻ xấu, do trình độ học vấn thấp và tình hình kinh tế khó khăn, những người trẻ Fulani được các lực lượng thánh chiến chiêu mộ để tăng cường sức mạnh cho quân lực của mình, rồi đem quân đi thực hiện ẩu đả gây mâu thuẫn tôn giáo.

Dân Fulani chủ yếu là những người nghèo và không được đến trường, do đó họ không có người đại diện để cất tiếng nói, không có tầng lớp tinh hoa trí thức để trình bày quan điểm của nhóm dân của mình. Đó là lý do tại sao khi có bất ổn trong vùng, người Fulani thường bị đổ lỗi là nguyên nhân của mọi chuyện.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Telegraph

Được quan tâm

Tin mới nhất