Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Cuộc sống của cậu bé bán rong Campuchia nói được 16 thứ tiếng bây giờ ra sao?

Hai năm sau khi nổi tiếng nhờ clip nói 16 thứ tiếng, cậu bé Thuch Salik đã không còn phải đi bán hàng rong, được đi du học nước ngoài và giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo.

Cho đến năm 14 tuổi, thế giới của Thuch Salik vẫn chỉ quẩn quanh trên các con phố ở Siem Reap, Campuchia, nơi cậu phải bán đồ lặt vặt và đồ lưu niệm cho khách du lịch để giúp đỡ mẹ cha.

Nhà của Thuch Salik là một cái lán bên ngoài khu đền Angkor Wat và cậu chỉ đi học được nửa ngày. Nhưng Salik rất ham học và khát khao được đi du học dù cho gia cảnh nghèo khó và nợ nần.

Cuộc sống của cậu bé bán rong Campuchia nói được 16 thứ tiếng bây giờ ra sao? Ảnh 1
Cuộc đời của Thuch Salik đã thay đổi nhờ đoạn clip cậu có thể nói được 16 thứ tiếng.

Năm 2018, Salik đã thỏa ước mơ khi được du học tại trường ngoại ngữ Hailiang, ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trở thành cậu bé Campuchia duy nhất theo học tại ngôi trường này.

Salik cảm thấy “hơi lo lắng”, nhưng cậu biết đó là một cơ hội tuyệt vời.

“Khi ở Siem Reap, gia đình em không có cuộc sống tốt”, Salik nói. “Em chỉ được học nửa ngày ở trường và sau giờ học, em giúp mẹ bán đồ. Và hầu như emkhông có thời gian để chơi với bạn bè.”

“Bây giờ khác rồi, có rất nhiều kiến thức để nghiên cứu. Sau giờ học, những lúc rảnh rỗi, em có thêm rất nhiều bạn để chơi cùng.”

Cuộc sống của cậu bé bán rong Campuchia nói được 16 thứ tiếng bây giờ ra sao? Ảnh 2
Thuch Salik (phía trước, thứ ba từ trái sang) cùng các bạn ở trường Hailiang.

Sự thay đổi bắt đầu từ một clip được lan truyền mạnh mẽ về năng khiếu của Salik, cậu có thể nói 16 ngôn ngữ.

Ở tuổi 16, Salik nuôi ước mơ trở thành một doanh nhân và cống hiến cho quê hương mình. 

Thế giới biết đến Thuch Salik

Câu chuyện bắt đầu vào tháng 11/2018, Salik nói chuyện bằng tiếng Trung với một khách du lịch Malaysia khi đang bán hàng rong bên ngoài Angkor Wat.

Nữ du khách người Malaysia đã vô cùng bất ngờ, sau đó cô thử giao tiếp với cậu bé bằng tiếng Pháp. Salik trả lời trôi chảy, trước khi tiếp tục bằng tiếng Quảng Đông, rồi sau đó là tiếng Nhật. Salik nói với cô bằng 11 thứ tiếng mà cậu học được trong hơn 3 năm đi bán hàng rong.

Cuộc sống của cậu bé bán rong Campuchia nói được 16 thứ tiếng bây giờ ra sao? Ảnh 3
Thuch Salik năm 2018, lúc 14 tuổi và đi bán hàng rong ở Angkor Wat.

Nữ du khách đã quay lại cuộc trò chuyên với Salik, sau đó chia sẻ clip lên mạng xã hôi và biến cậu bé bán hàng rong trở thành niềm cảm hứng toàn cầu.

Vào thời điểm ấy, mẹ Salik, Mann Vanna, đang bán khăn và quần áo trong nột ki-ốt, trong khi cha của cậu bé kiếm sống bằng nghề bán tranh.

Các khoản tiền quyên góp được gửi về gia đình Salik và Khit Chhern, một doanh nhân Campuchia giàu có đã trở thành ân nhân của họ.

Vị doanh nhân giúp gia đình Salik chuyển tới một căn hộ ở Phnom Penh, cho bà mẹ Mann một công việc ổn định hơn là bán quần áo ở chợ và trả giúp khoản nợ 60.000 USD cho gia đình cậu bé. Ông Khit Chhern cũng chi trả tiền học cho Salik ở Phnom Penh.

May mắn tiếp tục đến với Salik khi cậu bé nhận được sự quan tâm của ông Chen Junwei, người sáng lập Tập đoàn Giáo dục Hailiang, một trong những học viện lớn nhất về trường tư thục của Trung Quốc với hơn 60.000 học sinh và giáo viên tới từ 23 quốc gia.

“Trong một video, Salik nói rằng cậu bé muốn đến Trung Quốc, được học ở Bắc Kinh vì cậu ấy rất thích tiếng Quan Thoại. Tâm sự của cậu bé đã chạm tới trái tim tôi”, Chen Junwei kể lại và ông muốn giúp Salik thực hiện ước mơ này.

Hành trình thuyết phục cha mẹ Salik

Ông Chen và một số nhân viên của mình đã bay sang Campuchia để gặp Salik và thuyết phục cha mẹ cho cậu bé theo học tại trường ngoại ngữ Hailiang bằng học bổng.

Cuộc sống của cậu bé bán rong Campuchia nói được 16 thứ tiếng bây giờ ra sao? Ảnh 4
Thuch Salik cuối cùng cũng đạt được ước mơ du học.

“Chúng tôi đã mang theo rất nhiều quà, như đồng phục học sinh, túi xách… đến khách sạn để gặp Salik và bố mẹ cậu bé”, ông Chen kể lại.

“Salik rất thông minh, rất tài năng trong một lĩnh vực mà không nhiều người có được. Ngoài ra, EQ của Salik rất cao. Mọi người đều ấn tượng với cậu bé chỉ sau lần gặp đầu tiên”.

Tuy nhiên, Mann, mẹ của Salik không muốn cậu bé đi du học. Cô sợ con trai còn quá nhỏ và khó thích nghi với cuộc sống ở nước ngoài. Maan nói rằng Salik gầy gò và nhỏ bên, trong khi thời tiết ở Trung Quốc rất lạnh.

Mann và chồng còn nghi ngờ về suất học bổng của trường Hailiang vì cảm thấy có điều gì đó sai sai.

Chen và các nhân viên quay về Trung Quốc, nhưng trong vài tháng tiếp theo, ông tiếp tục thuyết phục cha mẹ Salik. Thậm chí, ông còn mời cha mẹ Salik sang Hailiang để tận mắt chứng kiến ngôi trường con trai họ sẽ theo học.

Cha mẹ Salik đã lung lay, nhưng vẫn chưa quyết định cho con trai sang Trung Quốc học. Salik đã cầu xin cha mẹ khi nhận thấy rằng giấc mơ của cậu bé có thể sẽ vỡ tan.

Cuối cùng, sự chân thành của ông Chen, cũng như khát khao của Salik đã khiến cha mẹ cậu bé gật đầu. “Thằng bé rất vui và chạy nhảy xung quanh”, Mann nhớ lại. Tháng 5/2109, Salik đã đặt chân tới Chiết Giang.

Vượt qua thử thách

Salik sớm nhận ra năng khiếu ngoại ngữ của mình, nhưng cậu phải nỗ lực rất nhiều ở các môn học khác, như toán là một ví dụ.

“Lúc Salik nhập trường, cậu ấy học cấp hai. Nhưng trình độ của cậu chỉ ở cấp tiểu học”, Chen nói. “Rất khó để Salik bắt kịp trình độ trung học cơ sở, nhưng cậu bé đã rất siêng năng”.

Cuộc sống của cậu bé bán rong Campuchia nói được 16 thứ tiếng bây giờ ra sao? Ảnh 5
Thuch Salik (trái) đang theo học trường Ngoại ngữ Hailiang ở Chiết Giang, Trung Quốc.

Salik cũng phải làm quen với cái lạnh ở Trung Quốc. “Vì điều kiện thời tiết thay đổi, nên nhiều lúc Salik phải cắn răng chịu đựng. Nhưng cậu ấy dần thích nghi được”, Chen chia sẻ.

Để giúp Salik bắt kịp bạn bè cùng trang lứa, Hailiang đã xây dựng chương trình một kèm một để giúp cậu trong năm đầu. Sau một năm, Salik đã bắt kịp các bạn và học chung với những học sinh khác. 

Trường Hailiang cũng sắp xếp một huấn luyện viên cuộc sống (life coach) để giúp cậu thích nghi hoàn toàn với điều kiện sống mới và có kế hoạch đưa Salik tới Đại học Bắc Kinh sau khi tốt nghiệp ở Hailiang.

“Chúng tôi hy vọng rằng cậu ấy có thể tiếp tục học và lấy bằng Tiến sĩ. Chúng tôi sẽ hỗ trợ cậu ấy về mọi mặt, từ học phí cho đến sinh hoạt…”, Chen nói.

“Thông minh, có tư duy cầu tiến và nhạy bén, tôi tin Salik có thể lấy bằng tiếng sĩ ở Trung Quốc và trở về Campuchia, cậu ấy có thể tạo ra ảnh hưởng đến thế hệ tiếp theo”.

Trở thành KOLs, nhưng việc học là trên hết

Đầu tháng 1, Salik về nhà thăm cha mẹ ở Phnom Penh. Đại dịch Covid-19 bùng phát, Salik phải ở lại Campuchi vì các chuyến bay quốc tế tới Trung Quốc đều không thể thực hiện, Hailiang đã tổ chức các lớp học tuyến để Salik có thể tiếp tục chương trình.

Tháng 7, Salik ký hợp đồng với công ty tài năng Campuchia FUN Entertainment, nơi cậu bé học các bước cần thiết để trở thành người có ảnh hưởng trên mạng xã hội như tham gia livestream, tương tác, trò chuyện với khán giả.

Cuộc sống của cậu bé bán rong Campuchia nói được 16 thứ tiếng bây giờ ra sao? Ảnh 6
Trở thành KOLs, nhưng Salik xem việc học hành mới là điều quan trọng nhất.

“Salik có kỹ năng thuyết phục người khác rất tốt. Chúng tôi tin rằng với tiềm năng này, cậu bé sẽ đủ khả năng kinh doanh thành công trong tương lai”, Sambo Utdom, người quản lý công ty, cho hay.

Nhưng như Salik nói, học hành vẫn là nhiệm vụ hàng đầu. Salik nhận được rất nhiều tài trợ và cậu muốn trả ơn những nhà hảo tâm bằng cách học tập chăm chỉ, với hy vọng có thể góp sức mình cho đất nước.

“Tôi mong muốn trở thành một doanh nhân, có thể mang những công nghệ tiên tiến và những điều mới mẻ về nước”, Salik nói.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Trang Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất