Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Cô bé 17 tuổi bị bắt cóc, cưỡng hiếp và ép xăm mình suốt 2 tháng

Vụ việc một cô gái Ma-rốc 17 tuổi bị một nhóm đàn ông bắt cóc, cưỡng hiếp và ép xăm lên người trong suốt 2 tháng trước khi được trả tự do về với gia đình đang thổi bùng làn sóng phẫn nộ trước nạn tấn công tình dục và bạo lực nhằm vào phụ nữ tại quốc gia Bắc Phi,

Cô bé vị thành niên Khadija, 17 tuổi, người Ma-rốc đã bị bắt cóc và bán cho một băng đảng rồi bị chúng cưỡng hiếp và nhiều lần xăm lên người trước khi trả nạn nhân về nhà với gia đình sau 2 tháng.

Sự đày đọa mà Khadija phải chịu đựng đã dấy lên sự phẫn nộ ở Ma-rốc sau khi một video được đăng trực tuyến quay cảnh cánh tay, chân và cổ của cô bé bị bao phủ bởi nhiều hình xăm khiếm nhã và nhiều vết bỏng thuốc lá.

Sự tra tấn mà Khadija (ảnh) phải chịu đựng đã dấy lên sự phẫn nộ ở Ma-rốc.

Theo lời kể của Khadija, hai người đàn ông đã kề dao vào người em rồi bắt cóc khi cô bé đang đến thăm người dì trong tháng lễ Ramadan hồi giữa tháng 5 và tháng 6. Sau đó, nhóm bắt cóc đã bán em cho những kẻ khác để đổi lấy tiền hoặc ma túy. Những kẻ bắt giữ đã cho nạn nhân uống thuốc phiện và đánh đập suốt nhiều ngày liền.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Ma-rốc tuần trước, Khadija cho biết, em bị những kẻ bắt cóc đánh đánh đập, làm bỏng mỗi ngày. Chúng cũng không cho em tắm hay ăn. Cô gái cũng cho phóng viên thấy hình chữ Vạn và những vết bỏng khác trên tay, chân mà những gã đàn ông ép xăm.

Những hình xăm chằng chịt trên bàn tay cô gái 17 tuổi.

Chia sẻ tại nhà của gia đình ở Oulad Ayad, gần Beni Melal, miền trung Ma-rốc, mẹ Khadija cho biết bà đã ngất xỉu khi nhìn thấy thân thể bị hủy hoại của con gái mình. Mẹ Khadija nghẹn ngào nói: “Tôi đã mất cảnh giác khi những tên tội phạm đó mang con gái tôi đi và giờ tôi phải nhìn thấy nó trong tình trạng này. Tôi đã ngất xỉu… Tôi suy sụp khi thấy những hình xăm, vết bỏng của nó. Danh dự của con bé đã bị mất hết. Tại sao chúng lại làm điều này với con gái tôi? Chúng là những con quái vật ư? Liệu con gái tôi có thể trở lại như trước kia được không?”.

Ban đầu, cha mẹ của Khadija từ chối thông báo vụ việc của con gái họ tới chính quyền địa phương vì lo sợ sự kỳ thị của xã hội đối với vấn đề lạm dụng tình dục ở một quốc gia Hồi giáo. “Nhưng con bé cứ khăng khăng muốn tố cáo”, mẹ Khadija nói. “Con bé đã cầm lấy hồ sơ và và đi đến các cơ quan có thẩm quyền. Tôi đã đi cùng con bé”.

Hình xăm trên chân của Khadija trong khi cô bị giữ hai tháng.

Theo Abdelwahed Saadi, nhân viên xã hội và cũng là hàng xóm của gia đình Khadija, không có lý do gì để có thể tha thứ cho những kẻ đã tra tấn Khadija. “Cô gái này vẫn đang là trẻ vị thành niên. Cô ấy nói rằng mình đã bị đánh đập và hãm hiếp. Những lời cô ấy nói phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc”, anh cho biết.

Theo Ibrahim Hashane, một luật sư tình nguyện, người đang xử lý vụ án cho biết, hiện 12 nghi phạm bị giam giữ trong vụ bắt cóc và hãm hiếp cô bé Khadija. 3 kẻ khác vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Anh cũng cho biết vào hôm 29/9, một thẩm phán đã ra lệnh điều tra và một buổi điều trần đã được lên lịch vào ngày 6/9 tới.

Ibrahim Hashane, một luật sư tình nguyện đang tiếp nhận vụ án.

Vấn nạn tấn công tình dục và bạo lực nhằm vào phụ nữ

Kể từ khi cô bé lên tiếng chia sẻ với chính quyền địa phương về việc nhóm bắt cóc thả em từ giữa tháng 8, nhiều người biểu tình đã đăng lên các phương tiện truyền thông xã hội với khẩu hiệu: “Tất cả chúng tôi đều đứng về Khadija” để đòi lại công lý cho cô bé.

Vụ việc cũng làm dấy lên làn sóng phản đối, kêu gọi chấm dứt một nền văn hóa mù quáng liên quan tới tấn công tình dục và bạo lực nhằm vào phụ nữ. Đã có gần 75.000 người ký lên bản kiến ​​nghị phản đối hiện trạng này.

Trong một bài báo có tiêu đề: “Tất cả chúng tôi đứng về phía Khadija”, nhà văn kiêm nhà làm phim người Ma-rốc, Abdellah Taïa, đã chỉ trích những vấn nạn mà ông gọi là văn hóa cưỡng bức ở Ma-rốc, kêu gọi chính phủ và Vua Mohammed VI can thiệp. Bài kêu gọi này được hàng chục người trí thức ở Ma-rốc ký tên. Ông viết: “Chúng ta sẽ phải tiếp tục. Sẽ chẳng có công lý nào được thực hiện cả. Và giống như mọi lần khác, phụ nữ luôn là những người phải trả giá cho sự rối loạn của một xã hội đang không muốn phát triển”.

Khung cảnh thị trấn Oulad Ayad, nơi cô gái Ma-rốc 17 tuổi đã báo cảnh sát rằng cô bị cưỡng hiếp, cưỡng ép xăm hình và giam giữ.

Những lo ngại về bạo lực tình dục cuối cùng đã đạt đến đỉnh điểm vào năm ngoái khi trên mạng xuất hiện một video quay cảnh nhiều người đàn ông trên một chiếc xe buýt xé quần áo một cô gái, sờ soạng ngực và đánh đập cô. Điều gây bất bình là, cả hành khách lẫn người tài xế đều không can thiệp.

Vào tháng 2, Quốc hội Ma-rốc đã thông qua một đạo luật lần đầu tiên công nhận xử phạt một số hình thức lạm dụng tình dục và hình sự hóa một số hình thức bạo lực gia đình. Nhưng các nhà phê bình xã hội cho rằng những luật này còn lâu mới đủ.

Một cuộc khảo sát của Cơ quan Phụ nữ Liên Hiệp Quốc (UN Women) thực hiện tại thủ đô Ma-rốc, Rabat và ở một số thành phố lân cận, hơn 50% người được cho là đã bạo hành tinh thần vợ mình, và 15% thừa nhận đã sử dụng bạo lực thể chất với phụ nữ.

Theo một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2016, có 62% nam giới cho rằng, phụ nữ phải chấp nhận chịu đựng bạo lực để duy trì sự đoàn kết trong gia đình. Nghiên cứu đã hỏi 2.400 đàn ông và phụ nữ trong vòng 3 tháng. Không có sai sót nào được tìm thấy trong kết quả điều tra này.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Trang Vũ

Được quan tâm

Tin mới nhất