Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Tổ chức 'đám cưới ma' cho những đứa trẻ đã chết - tục lệ lạ lùng vẫn tồn tại ở Ấn Độ

Phong tục làm "đám cưới ma" đến nay vẫn tồn tại ở nhiều vùng quê của Ấn Độ, nơi các gia đình tin rằng điều này sẽ giúp họ có cuộc sống yên ổn hơn.

Tổ chức đám cưới cho những đứa trẻ đã qua đời là một tục lệ truyền thống của vùng đất Perla, có tên là Pretha Kalyanam.

Ramesh và Sukanya là những cô dâu, chú rể trong lễ cưới có 1-0-2 này ở Perla, bang Kerala, Ấn Độ. Trong tập tục kỳ lạ Pretha Kalyanam, người Ấn Độ tổ chức lễ cưới cho hai đứa trẻ đã qua đời bằng cách tạo ra 2 con búp bê bằng vải tượng trưng cho hai đứa trẻ đã trưởng thành rồi tiến hành các thủ tục như đám cưới thật.

Saji Rag, một vị khách tham dự “đám cưới ma”, cho hay: “Thông thường, sau buổi lễ, cô dâu chú rể phải đi bộ quanh đền thờ. Tuy nhiên trong đám cưới này, anh trai của cô dâu đã thay mặt 2 đứa trẻ mang theo hai hình nộm và đi quanh một cây dương”.

Theo Mirror, cả Ramesh và Sukanya đều qua đời cách đây vài năm, tên tuổi chính xác của cả hai đều không được công khai. Cả hai gia đình được cho là đã đi xem bói để xem hai đứa trẻ có hợp nhau không trước khi tổ chức “đám cưới ma”. Hình nộm của 2 đứa trẻ được làm từ cỏ khô và vải, mặc những bộ đồ cưới truyền thống. Sau các nghi thức, hai bên gia đình sẽ cùng ăn bữa cơm chung trước khi để linh hồn các con được yên nghỉ.

Hầu hết các gia đình ở đây đều tin rằng sau khi nghi lễ này được hoàn thành thì cuộc sống của họ sẽ thịnh vượng hơn, con cái họ sẽ được ra đi thanh thản.

Anh B.Sreelakshmi, một sinh viên đang làm luận văn liên quan đến các phong tục kỳ lạ ở địa phương, cho hay: “Trong những gia đình có người phá thai hoặc có trẻ em chết và sau này, những đứa trẻ khác trong gia đình lớn lên có cuộc sống khó khăn, gặp những trở ngại trong hôn nhân hoặc không thể mang thai. Trong trường hợp này, gia đình thường đi xem bói và được thông báo rằng linh hồn của đứa trẻ đã khuất cần được yên nghỉ. Khi đó, gia đình cần tổ chức đám cưới để chúng được ra đi thanh thản”.

“Hầu hết gia đình đều tin rằng sau khi nghi lễ hoàn thành, cuộc sống của họ sẽ tốt hơn, những cái xấu sẽ biến mất”. Nhưng nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc thì đây chỉ là một giải pháp tâm lý. Với thế hệ trẻ, đây lại là mê tín dị đoan. Vì vậy, hầu hết các đám cười như thế này chỉ được tổ chức trong phạm vi hẹp và chỉ có người thân, hàng xóm, láng giềng tham gia”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Minh Phương

Được quan tâm

Tin mới nhất