Chú rùa biển nuốt hơn 300 mảnh rác nhựa bị mắc cạn vào bờ biển Thái Lan
Vào tháng trước, bác sĩ thú y biển đã vô tình bắt gặp một chú rùa bị mắc cạn bên bờ biển Phuket, Thái Lan. Con rùa được bác sĩ đem về Trung tâm Sinh học Biển Phuket và đặt tên là Tuk.
Khi ấy, Tuk rất yếu ớt, nó không thể tự ăn và khó bơi. Bác sĩ đã tiến hành các cuộc kiểm tra và chụp X-quang cho chú rùa. Họ đã vô cùng sốc khi phát hiện trong dạ dày của Tuk có một lượng lớn mảnh túi ni lông, nhựa cứng, vải và các loại rác thải khác. Chính những thứ đó đã gây tắc nghẽn đường tiêu hóa của con rùa.
"Chúng tôi đã rất ngạc nhiên. Đây là con rùa biển đầu tiên đã ăn hơn 300 mảnh rác nhựa. Thông thường có nhiều con rùa biển cũng vô tình ăn rác biển nhưng chỉ khoảng 10 đến 20 miếng là nhiều", Araya Boonkasemsanti, bác sĩ thú y biển chăm sóc cho Tuk tại PMBC cho biết.
Bác sĩ Araya cho biết thêm việc ăn số lượng lớn rác nhựa là khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con rùa. Mặc dù sau đó nó đã đại tiện ra đống rác nhựa nhưng sức khỏe của chú rùa biển vẫn rất yếu. Con vật cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng và chăm sóc cẩn thận các vết thương bên ngoài rồi sau đó mới có thể trở lại với tự nhiên.
Rùa biển mắc cạn ngày càng trở nên phổ biến ở Thái Lan cảnh báo mối đe dọa ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng
Như đã đề cập, mặc dù chưa từng có chú rùa nào ăn nhiều rác như Tuk nhưng tình trạng rùa biển mắc cạn không phải là chuyện hiếm ở Thái Lan. Thon Thamrongnawasat, một nhà khoa học biển nổi tiếng của Thái Lan cho biết ông nhận được báo cáo về việc rùa biển bị mắc cạn mỗi ngày. Nguyên nhân chủ yếu kiến chúng dạt vào bờ là gặp vấn đề về đường tiêu hóa sau khi ăn các mảnh rác nhựa.
"Bình thường có từ 500 đến 600 con rùa mắc cạn mỗi năm. Trung bình mỗi này có khoảng 2 con rùa mắc cạn ở bờ biển Thái Lan. Hơn 50% trong số đó chúng tôi đều tìm thấy mảnh rác nhựa trong bụng chúng. Nếu chúng mắc cạn mà không được phát hiện thì rất có thể sẽ chết trong vài ngày hoặc vài tuần tiếp theo và không thể quay lại biển được nữa", nhà nghiên cứu từ Đại học Kasetsart cho biết.
Trước tình trạng báo động, thay vì cải thiện ô nhiễm môi trường biển, Thái Lan chỉ có thể tăng cường đội ngữ nhân viên để điều trị cho các trường hợp rùa biển mắc cạn. Song việc làm này được nhận định là khôn thu được nhiều hiệu quả. Ngay chính các nhà nghiên cứu tại đại học Kasetsart cũng thừa nhận rằng vấn đề nhựa biển ngày càng nhiều chính là nguyên nhân then chốt khiến nhiều loài động vật gặp nạn.
Theo một nghiên cứu mới đây, rùa biển con đặc biệt dễ ăn polyethylene và polypropylene, cả hai loại nhựa thường được sử dụng trong bao bì sử dụng một lần, cũng như nhựa cứng và sợi từ lưới đánh cá.
Theo báo cáo công bố trên tạp chí Frontiers in Marine Science chỉ ra rằng nhiều loài rùa con khác nhau ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương chưa phát triển đủ bản năng và hành vi để xác định được đâu là thức ăn và tránh ăn phải nhựa.
Môi trường ống dưới đáy đại dương của chúng cũng được đánh giá ngang với các khu vực ô nhiễm cao tại các thành phố lớn. Trong số các loài rùa xanh được nghiên cứu ở Thái Bình Dương, khoảng 83% được phát hiện đã ăn phải nhựa. Những chất dẻo này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do suy dinh dưỡng và ô nhiễm hóa chất và có thể dẫn đến tử vong nếu mảnh vỡ gây ra vết rách hoặc tắc nghẽn bên trong.
Trong đó, Thái Lan nằm trong số những quốc gia vi phạm nhiều nhất thế giới về vấn đề ô nhiễm môi trường biển.
Xem thêm: Trúng độc đắc 98 tỷ, cô gái ngay lập tức chia tay chồng sắp cưới để 'ẵm trọn' giải thưởng