Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Chắc hẳn bạn từng thấy ai đó có lỗ nhỏ ở vành tai, nhưng mấy người biết lý do

Trong quá trình tiến hóa, trên cơ thể con người vẫn còn sót lại một vài bộ phận từ tổ tiên xa xưa và một trong số đó là lỗ nhỏ tí xíu ở vành tai.

Bạn có biết một phần trăm rất nhỏ trong dân số loài người ngày nay có một lỗ nhỏ ở tai ngay từ khi mới chào đời.

Cái lỗ này có tên khoa học là preauricular sinus, một dạng dị tật bẩm sinh có tính di truyền. Thông thường đó chỉ là một cái lỗ rất nhỏ, hoặc hơi bị lõm vào, có thể xuất hiện ở bất cứ đâu bên ngoài tai. Thông thường, lỗ này xuất hiện ở phần sụn kết nối mặt và tai.

Chiếc lỗ rất nhỏ, khó có thể được nhìn thấy.

Tại Anh, chưa đến 1% dân số mắc dị tật này. Tại Mỹ tỷ lệ mắc dị tật này thậm chí còn thấp hơn. Tại châu Á và châu Phi thì có khoảng 4% - 10% dân số sinh ra với chiếc lỗ trên tai.

Preauricular sinus được nhà khoa học Van Heusinger phát hiện từ năm 1864. Những người mắc dị tật này thường có lỗ ở một bên tai, nhưng có gần 50% có lỗ ở cả hai bên.

Vậy nhưng hóa ra đây không đơn giản chỉ là một dị tật bẩm sinh.

Nhà sinh vật học tiến hóa Neil Shubin từng phát biểu trên Business Insider, ông cho biết dị tật này có thể là phần mang cá còn sót lại trong quá trình tiến hóa.

Dị tật này là phần sót lại trên cơ thể người trong quá trình tiến hóa từ loài cá.

Tuy nhiên, nếu như bây giờ bạn soi gương và phát hiện ra rằng mình có “mang cá” thì cũng không cần phải lo lắng đâu. Dị tật này tuyệt đối không gây ra vấn đề gì nguy hiểm. Đôi khi lỗ nhỏ này có thể bị nhiễm trùng, nhưng có thể được điều trị đơn giản bằng kháng sinh hoặc làm tiểu phẫu.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khuyên bạn không nên đeo khuyên vào lỗ này bởi không phải lỗ nào cũng xỏ khuyên được đâu.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Mirror

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giải mã sức hút của show 'Hành Trình Kỳ Thú' đang phát trên MyTV