Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Cận cảnh ngành công nghiệp cá voi từ đại dương đến bàn tiệc ở Nhật Bản

Nhật Bản vừa gỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt cá voi và rút khỏi Ủy ban Cá voi Quốc tế vào đầu tháng 7 sau 33 năm thực thi. Bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế, khoảng 5.000 tấn thịt cá voi vẫn được tiêu thụ đều đặn mỗi năm.

Bà Yachiyo Ichihara (72 tuổi) nhớ lại tuổi thơ của mình ở làng Wada - một trong những làng nghề săn bắt cá voi lâu đời nhất của Nhật Bản, mỗi ngày bà mang theo một cái xô lớn đi ra cảng để mua thịt cá voi đã được chia nhỏ.

Bà Yachiyo Ichihara đang kiểm tra số thịt cá voi được trữ đông trong cửa hàng của riêng bà. Cửa hàng thịt cá voi của bà được mở tại làng Wada, thành phố Minamiboso, nằm ngay bên cạnh Thái Bình Dương.

Bà Yachiyo Ichihara đang kiểm tra số thịt cá voi được trữ đông trong cửa hàng của riêng bà. Cửa hàng thịt cá voi của bà được mở tại làng Wada, thành phố Minamiboso, nằm ngay bên cạnh Thái Bình Dương.

“Nó thật sự rất ngon và nó cũng chính là nguồn thức ăn nuôi tôi lớn đến ngày hôm nay. Cá voi không chỉ là thức ăn mà nó còn là thứ giúp gia đình tôi quây quần bên nhau ở bữa cơm sau một ngày lao động vất vả”, bà chia sẻ.

Lúc bấy giờ, những người đàn ông sau khi mổ cá ở cảng sẽ mang từng thùng đến mọi con phố trong vùng, vừa đi vừa rao và mọi người sẽ chạy ra đón lấy chiếc xe hàng để mua cá. Năm 1986, lệnh cấm săn bắt cá voi được ban hành khiến món hàng này trở thành xa xỉ phẩm.

Đĩa thức ăn thịt cá voi nướng dưa chua đang được chuẩn bị để mang ra cho thực khách tại nhà hàng P-man ở thành phố Minamiboso, phía đông Tokyo, Nhật Bản.

Đĩa thức ăn thịt cá voi nướng dưa chua đang được chuẩn bị để mang ra cho thực khách tại nhà hàng P-man ở thành phố Minamiboso, phía đông Tokyo, Nhật Bản.

Sau khi Nhật Bản rút khỏi Ủy ban Cá voi Quốc tế vào 01/07/2019 vừa qua, lệnh cấm nhiều năm trước đã được gỡ bỏ giúp công việc khai thác và kinh doanh cá voi được tiếp diễn. “Dù vậy nhưng tôi thực sự lo lắng vì không biết trong tương lai còn những khó khăn nào sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của tôi”, bà Ichihara cho biết về việc lệnh cấm được xóa bỏ.

Bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Nhật Bản vẫn tiếp tục cho đánh bắt cá voi và khai thác loài sinh vật biển này. Tuy nhiên, thông tin này không khiến những người tham gia trực tiếp trong ngành đánh cá voi thêm vui mừng.

Những hộp kẹo ngọt trang trí hình ảnh cá voi đẹp mắt được bán tại cửa hàng của bà Ichihara.

Những hộp kẹo ngọt trang trí hình ảnh cá voi đẹp mắt được bán tại cửa hàng của bà Ichihara.

Thịt cá voi xông khói đang được chuẩn bị để mang lên cho thực khách tại nhà hàng P-man ở thành phố Minamiboso, phía đông Tokyo, Nhật Bản.

Thịt cá voi xông khói đang được chuẩn bị để mang lên cho thực khách tại nhà hàng P-man ở thành phố Minamiboso, phía đông Tokyo, Nhật Bản.

“Sau 30 năm bị cấm, đã có nhiều loại thực phẩm khác thay thế và người dân có nhiều lựa chọn hơn về thức ăn. Giờ đây cá voi không còn là thứ đặc sản mà thiếu nó người ta sẽ không sống được, cá voi không còn là kế sinh nhai cho những hộ dân làng biển ven bờ Thái Bình Dương nữa”, Kazuo Yamamura, Chủ tịch Hiệp hội Cá voi Nhật Bản, cho biết.

Theo thống kê chính thức của chính phủ, hiện có khoảng 300 người làm việc trực tiếp trong ngành săn bắt cá voi và thịt của loài cá này chỉ chiếm 0,1% tổng lượng tiêu thụ thịt của Nhật Bản, số liệu năm 2016. Ước tính 4.000 đến 5.000 tấn thịt cá voi được tiêu thụ mỗi năm ở quốc gia này, tương ứng với 40 gram cho mỗi người dân Nhật - khoảng một nửa quả táo.

Một người đàn ông bước đi tại cảng cá Minamiboso, nơi có làng nghề đánh bắt cá voi lâu đời nhất Nhật Bản.

Một người đàn ông bước đi tại cảng cá Minamiboso, nơi có làng nghề đánh bắt cá voi lâu đời nhất Nhật Bản.

Nhật Bản tới thời điểm hiện tại vẫn chưa đặt ra số cá voi tối đa mà ngư dân có thể đánh bắt, nhưng nhiều chuyên gia ước tính con số này sẽ rơi vào khoảng 180 con từ vùng biển bắc Thái Bình Dương và 330 con từ vùng biển quanh Châu Nam Cực.

Ở làng biển Minamiboso, hầu hết mọi hoạt động đều gắn liền với biển cả và cá voi. Tại đây, những bảo tàng cá voi được dựng lên và đặt bên trong là những bộ xương khổng lồ của loài cá này. Người dân thường đến bờ biển để tắm biển, lướt sóng và sinh hoạt cạnh xác của những con cá khổng lồ.

Tàu thuyền neo đậu ở bờ sau một chuyến đánh bắt cá voi xa bờ tại làng chài Minamiboso.

Tàu thuyền neo đậu ở bờ sau một chuyến đánh bắt cá voi xa bờ tại làng chài Minamiboso.

Một phần ăn gồm món chính là thịt cá voi chiên giòn đang được chuẩn bị để mang lên cho thực khách tại nhà hàng P-man ở thành phố Minamiboso, phía đông Tokyo, Nhật Bản.

Một phần ăn gồm món chính là thịt cá voi chiên giòn đang được chuẩn bị để mang lên cho thực khách tại nhà hàng P-man ở thành phố Minamiboso, phía đông Tokyo, Nhật Bản.

Theo một cuộc thăm dò không chính thức gần đây của Yahoo Nhật Bản được thực hiện trên 200.000 người, cho thấy có 58,2% thích ăn thịt cá voi, trong khi đó 28,3% trả lời là không và 13,5% còn lại cho biết mình chưa từng ăn thịt cá voi bao giờ.

Những người lớn tuổi ăn thịt cá voi rất thường xuyên khi còn trẻ nhưng giờ đây họ không còn tìm kiếm nó để ăn mỗi ngày, trong khi những người trẻ thì không có hứng thú với món ăn này như những thế hệ đi trước.

Thịt cá voi đang được tẩm bột và ướp gia vị trước khi làm món chiên giòn để phục vụ thực khách.

Thịt cá voi đang được tẩm bột và ướp gia vị trước khi làm món chiên giòn để phục vụ thực khách.

Thịt cá voi được chế biến thành rất nhiều món, bao gồm cốt cá voi, cá voi sống thái lát, cá voi bọc cốm chiên giòn, cá voi xông khói,… và còn nhiều món nữa được ghi kín những trang thực đơn. Những người ăn thịt cá voi cho biết nó có hàm lượng protein cao hơn cùng phát thải carbon thấp hơn trong quá trình sản xuất so với các loại thịt khác.

Thực đơn phong phú các món ăn được chế biến từ thịt cá voi tại nhà hàng P-man ở thành phố Minamiboso, phía đông Tokyo, Nhật Bản.

Thực đơn phong phú các món ăn được chế biến từ thịt cá voi tại nhà hàng P-man ở thành phố Minamiboso, phía đông Tokyo, Nhật Bản.

Gian hàng bán sản phẩm cá voi chế biến sẵn và hàng đông lạnh trong một siêu thị ở Minamiboso.

Gian hàng bán sản phẩm cá voi chế biến sẵn và hàng đông lạnh trong một siêu thị ở Minamiboso.

Chính phủ Nhật Bản cho biết ăn thịt cá voi là một truyền thống đã có từ lâu đời trong văn hóa Nhật. Tuy vậy, thực tế là món ăn này chỉ phổ biến sau khi Thế chiến thứ hai diễn ra, do chính quyền lúc bấy giờ khuyến khích người dân ăn thịt cá voi để cải thiện tình trạng đói nghèo của đất nước.

Giăm bông cá voi được chế biến sẵn và bày bán tại một siêu thị ở Minamiboso.

Giăm bông cá voi được chế biến sẵn và bày bán tại một siêu thị ở Minamiboso.

Thịt cá voi đóng hộp được bày bán tại một siêu thị ở Minamiboso.

Thịt cá voi đóng hộp được bày bán tại một siêu thị ở Minamiboso.

Cầu cảng ở Minamiboso, nơi đón nhận những con tàu biển sau chuyến đánh bắt xa bờ và cũng là nơi mổ thịt những con cá voi to lớn.

Cầu cảng ở Minamiboso, nơi đón nhận những con tàu biển sau chuyến đánh bắt xa bờ và cũng là nơi mổ thịt những con cá voi to lớn.

Thịt cá voi trở thành một món ăn không thể thiếu và gần như xuất hiện trong từng bữa ăn của mỗi gia đình vào thập niên 1960, tình hình khó khăn của đất nước lúc này khiến các loại thịt khác trở nên khan hiếm nhưng chỉ có thịt cá voi là có sẵn. Những người ở độ tuổi trung niên ngày nay đã có tuổi thơ được ăn thịt cá voi vào bữa trưa ở trường.

Cá voi tại Minamiboso không chỉ là món ăn mà nó còn được nâng tầm thành một nét văn hóa. Ở đây, các cuộc thi nấu ăn thịt cá voi được tổ chức thường niên nhằm tìm kiếm những đầu bếp tài ba sáng tạo ra các món ăn mới.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Reuters

Được quan tâm

Tin mới nhất
iPhone 18 có thể sử dụng chip A20 do Intel sản xuất