Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Cách Cách triều Thanh và những cuộc hôn nhân là 'mồ chôn' sinh mạng

Các Cách Cách dưới triều đại Mãn Thanh ngay từ khi sinh ra đều là quân cờ "đặt đâu ngồi đó" với trọng trách thiết lập quan hệ ngoại giao.

Dưới triều đại Mãn Thanh của Trung Quốc, con gái hoàng tộc không được gọi là Công chúa như các triều đại trước, thay vào đó, họ được gọi là Cách Cách. Cuộc sống của các Cách Cách so với Hoàng tử được nhận định là khác “một trời một vực”. Điều này bắt nguồn từ hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ đặc trưng dưới thời Trung Hoa phong kiến. Tư tưởng này không chỉ xuất hiện ở các gia đình thường dân, mà còn đặc biệt tồn tại trong gia đình hoàng tộc.

Cách Cách có cuộc sống bị áp đặt từ khi còn rất nhỏ. Ảnh: 中华网娱乐

Theo luật lệ của nhà Thanh, khi có một Hoàng tử chào đời, ngay lập tức sẽ có tới 40 người hầu hạ, trong đó có 8 vú nuôi và thái y. Những người còn lại sẽ làm nhiệm vụ may vá, giặt giũ, nấu nướng,… Họ luôn trong tư thế sẵn sàng chuẩn bị nếu được yêu cầu.

Ngay từ khi được sinh ra, các Hoàng tử hầu như không được tiếp xúc nhiều với Ngạch nương (mẫu thân). Mỗi lần diện kiến, họ cũng phải tuân thủ nguyên tắc trong hoàng cung, không hề thân thiết như mẹ con bình thường. Quy định này được đặt ra nhằm chia rẽ tình mẹ con, tránh việc các hoàng tử bị ảnh hưởng quá nhiều công việc hậu cung, cũng như ngăn chặn các hoàng tử phụ thuộc quá nhiều vào Ngạch nương.

Trong khi đó, cuộc sống của Cách Cách cũng không hề sung sướng hơn. Ngay từ khi sinh ra đã đóng vai trò đặc biệt trong việc thiết lập các mối quan hệ với các nước láng giềng. Khi đến tuổi, họ sẽ được gả đi cho các bộ tộc Mông Cổ, Nữ Chân, hay gia đình quan tướng với trách nhiệm nặng nề và không hề lãng mạn như trên phim ảnh.

Theo thống kê, có tới 18 Cách Cách kết hôn trong độ tuổi từ 10 -13, 21 Cách Cách kết hôn trong độ tuổi từ 14 - 18, chỉ có 6 người kết hôn khi bước sang tuổi 19 và 2 người yểu mệnh khi chưa lập gia đình. Trong đó, con gái trưởng của thủ lĩnh bộ tộc Nữ Chân - Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người đặt nền móng cho con trai ông Hoàng Thái Cực bành trướng và lập ra triều đại Mãn Thanh, là Cách Cách lập gia đình sớm nhất trong lịch sử Thanh triều, khi kết hơn khi mới chỉ 10 tuổi.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích được Nhà Thanh suy tôn miếu hiệu cho ông là Thanh Thái Tổ, truy tôn thụy hiệu là Cao Đế dù ông không giữ ngôi vị hoàng đế Trung Hoa một ngày nào. Ảnh: Qiulishi

Đặc biệt, người con gái thứ tư của ông, Mục Khố Thập, có thể bị coi là nạn nhân đau khổ nhất của các cuộc hôn nhân chính trị. Ở tuổi 14, nàng bị ép gả gả tới Ô Lạp, một thị tộc của bộ lạc Nữ Chân để xoa dịu cơn tức giận của thủ lĩnh bộ tộc, một người đàn ông đầy tham vọng.

Bốn năm sau, nàng Cách Cách này gần như bị chính người chồng giết hại khi nàng muốn ngăn cản ý định của hắn. Sau đó nàng phải tìm cách chạy trốn, tìm đường trở về nhà vào năm 18 tuổi, khi đó Cách Cách đang mang bụng bầu lớn.

Các Cách Cách bị gả đi khi còn khá trẻ tuổi. Ảnh: Guanhuaju

Nàng tiếp tục tái hôn với con trai thứ 8 của trọng thần Ngạch Diệc Đô. Cuộc sống của nàng sau này cũng không hề bình yên. Ở tuổi 43, nàng bị tước danh hiệu Cách Cách và bị ép phải ly hôn. Những năm tháng cuối đời, nàng phải sống nương tựa dưới mái nhà của anh chị em trong đau khổ và bệnh tật.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết China Daily

Được quan tâm

Tin mới nhất