Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Cá 'quái vật' 440 triệu tuổi ở Trung Quốc là tổ tiên của loài người?

Các nhà khoa học khẳng định hóa thạch của con cá mập có vẻ ngoài như một quái vật, gai tua tủa vừa lộ diện ở Quý Châu, Trung Quốc là tổ tiên có hàm lâu đời nhất của con người.

Ngày 28/9, các nhà khoa học đã công bố về những mẫu hóa thạch cá có niên đại khoảng 440 triệu năm trước, tìm thấy ở Trung Quốc thu hút sự quan tâm của dư luận.  

Chia sẻ trên tạp chí khoa học Nature, các nhà nghiên cứu cho biết đây là những vật chứng cung cấp nhiều thông tin rất giá trị về quá trình tiến hóa của loài người. Những mẫu hóa thạch cá cổ đại này được phát hiện tại Quý Châu (miền Nam) và Trùng Khánh (miền Tây Nam) từ năm 2019.  

Cá 'quái vật' 440 triệu tuổi ở Trung Quốc là tổ tiên của loài người? Ảnh 1
Hóa thạch cá được cho là cơ thể người có thể có nguồn gốc tiến hóa từ các loài cá cổ đại hàng trăm triệu năm trước. (Ảnh: Phys)

Qua quá trình dày công nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện một loài hoàn toàn mới thuộc nhóm acanthodian, một dòng họ cá có hàm cổ đại xuất hiện hàng chục triệu năm trước khi thế giới bắt đầu "kỷ nguyên cá" vào mốc 420 triệu năm trước. Đây là nhóm cá có hàm lâu đời nhất từng được ghi nhận và là tổ tiên của nhiều loài bao gồm cả những con cá mập hiện đại.  Hóa thạch lộ diện từ Hệ tầng Longxi, huyện Thạch Thiên, Quý Châu, Trung Quốc.

Ngoài ra, trong công bố trên tạp chí khoa học Nature, các nhà nghiên cứu còn cung cấp bằng chứng phân tích rất rõ về quá trình tiến hóa của loài cá cổ đại này. Cụ thể, mẫu hóa thạch tìm thấy tại Trùng Khánh gồm hóa thạch cá gai với lớp vỏ bọc cứng nhiều gai quanh vây. Loài cá này được coi là tổ tiên của các sinh vật có quai hàm và xương sống, trong đó có con người.

Cá 'quái vật' 440 triệu tuổi ở Trung Quốc là tổ tiên của loài người? Ảnh 2
Chân dung vị tổ tiên "thủy quái" 455 triệu tuổi của con người. (Ảnh: Zhang Heming)

Khám phá mới đã chỉ ra dấu mốc quan trọng về việc sinh vật Trái Đất từ khi nào đã tiến hóa từ các loài không hàm với bộ xương còn "dính cứng" sang động vật có hàm với bộ xương linh hoạt hơn, giúp các nhà khoa học đánh giá chi tiết hơn tốc độ tiến hóa qua các thời kỳ cũng như hiểu rõ hơn các loài xa xưa nhất đã biến đổi như thế nào.

Giáo sư Zhu Min từ Học viện Khoa học Trung Quốc khẳng định đây là loài cá có hàm cổ xưa nhất được biết đến với giải phẫu học chi tiết. Hài cốt hóa thạch của Fanjingshania cũng ở trạng thái tốt nên cung cấp nhiều chi tiết thú vị.

Xem thêm: Liều lĩnh vác chiếu ra đường nằm ngủ, người phụ nữ rước họa vào thân

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thiên An

Được quan tâm

Tin mới nhất