Vốn là một người mê game, chàng trai Matt Salsamendi bỏ ngang trung học để xây dựng startup Beam, nền tảng livestreaming tương tác dành cho các game thủ, vào năm 18 tuổi, cùng với đồng sáng lập James Boehm, 20 tuổi. Salsamendi khi đó là trưởng nhóm phát triển sản phẩm của Beam.
Với chiến thắng tại cuộc thi TechCrunch Disrupt NY 2016, Microsoft để mắt tới Beam bởi họ cảm thấy “thích thú trước khả năng kết hợp giữa chơi và xem” của Beam. Beam của Matt Salsamendi được phát triển dựa trên những cảm hứng mà anh chàng có được từ những ngày tập tành chơi Minecraft năm 13 tuổi.
Sau khi được Microsoft mua lại, Beam phát triển thành dịch vụ streaming tương tự như Twitch của Amazon. Năm 2017, Microsoft đổi tên Beam thành Mixer.
Nhiều người dùng có thể chưa quen với Mixer - nền tảng phát trực tuyến của Microsoft được tích hợp với Windows 10 và bảng điều khiển trò chơi Xbox One - nhưng đây là một bước tiến lớn của Microsoft khi trước đây thời gian xem video game làm tốn nhiều thời gian để chơi.
Với những người dùng Twitch, Mixer còn là điều mới mẻ. Tuy nhiên, Mixer vẫn xây dựng một cộng đồng người hâm mộ riêng. Mixer khắc phục được độ trễ của hình ảnh trong quá trình streaming. Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng Mixer lại có trong mình sự kết nối cộng đồng chặt chẽ hơn và các game thủ thân thiện hơn. Những điều đó tạo nên sự khác biệt của Mixer.
Hiên tại Salsamendi đã tròn 19 tuổi và trước mắt anh là cả “một kỷ nguyên mới” cho video game. Người ta thường nghĩ Microsoft và Amazon là hai đối thủ “không đội trời chung” nhưng Salsamendi lại không nghĩ như vậy. Theo anh, nhu cầu video game trực tuyến là quá lớn và vẫn trên đà phát triển quá nhanh, vì thế Twitch và Mixer vẫn có thể cùng tồn tại một cách vui vẻ.
Trên hết, Salsamendi tập trung vào việc thu thập các phương án thử nghiệm Mixer chứ không thông qua các chiến dịch tiếp thị hay các ưu đãi về tài chính. Bằng cách đó, cậu sẽ dần dần xác định được những gì Mixer làm tốt hơn người khác.
Chính vì thế, Mixer luôn tích cực xây dựng các tính năng độc đáo mà các nền tảng khác không cung cấp. Bản thân Salsamendi là một fan hâm mộ của HypeZone, một tính năng trên Mixer tự động điều chỉnh bạn vào một trận đấu khác trong vòng vài phút sau khi kết thúc. Khi bạn giành chiến thắng trên game, nó sẽ thay đổi kênh sang một trận đấu khác. Salsamendi mô tả nó như là “tốc độ hẹn hò cho streamer”.
Salsamendi hy vọng Mixer sẽ sớm hỗ trợ thêm nhiều trò chơi khác trên nền tảng HypeZone. Đó cũng chính là hướng đi kế tiếp của Mixer. Ví dụ điển hình của sự tích hợp này là “Dự án Darwin” sắp tới dành cho PC và Xbox One. Người chơi sẽ có một khoảng thời gian vui vẻ, và các nhà phát triển có thể giành được nhiều fan hơn.
Trong quá trình phát triển Twitch, Amazon đã nhận nhiều lời phàn nàn từ các nhà phát triển game về khả năng tương tác với Twitch. Trong khi đó, Salsamendi tin rằng, Mixer tập trung vào cộng đồng và đảm bảo mọi người đều cảm thấy mình là một phần trong đó. Câu hỏi được đặt ra cho Mixer chính là: “Làm thế nào để xây dựng một nền tảng streaming, nơi mọi người có cùng một tiếng nói?”.
Để có được những thành quả như hiện nay, Salsamendi trải qua không ít khó khăn. “Tôi còn nhớ rất rõ về nhiều đêm trong số hàng trăm đêm làm việc. Hàng trăm nghìn dòng code được viết ra. Hàng triệu giờ làm việc trên bản thử”, Salsamendi từng viết trong bài blog Đó chỉ là sự khởi đầu.