Joker hiện là bộ phim bom tấn hốt bạc của các phòng vé trên thế giới. Phim kể về nhân vật Arthur Fleck, một người đàn ông mắc căn bệnh gọi là PBA (Pseudobulbar affect) hay khóc cười đột ngột khi không thể kiểm soát được tiếng cười. Khi đối diện với một xã hội xa lánh và tẩy chay mình, Arthur nổi điên và hình thành nhân cách bạo lực mới, sẵn sàng giết hại người khác.
Thực tế, PBA là một căn bệnh khiến con người cười hoặc không không thể kiểm soát và có thể gây ra chấn thương não, và một số trường hợp là đột quỵ.
Video dưới đây cho thấy một số bệnh nhân mắc PBA không thể điều khiển được tiếng cười hay những giọt nước mắt. Một người đàn ông chia sẻ anh bị người khác gọi là “kẻ điên” vì cười trong đám tang của bà của mình.
Còn một phụ nữ khác thường rơi nước mắt, không phải vì cô ấy vui hay buồn, mà đơn giản vì cô mắc chứng PBA.
Video bệnh nhân mắc chứng “khóc cười đột ngột” chia sẻ về những bất tiện trong cuộc sống
PBA có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xã hội của cá nhân và mối quan hệ của họ với những người khác. Những cơn bùng phát cảm xúc đột ngột một cách thường xuyên và cực đoan sẽ khiến người bệnh tự ti, dần không dám giao tiếp, cản trở cuộc sống hàng ngày và khiến sức khỏe suy yếu.
PBA luôn bị nhầm với chứng trầm cảm, nhưng điểm khác biệt là bệnh này tồn tại trong thời gian ngắn còn trầm cảm thì kéo dài lâu hơn. Tuy nhiên, điều đáng buồn là những người mắc PBA thường bị trầm cảm vì triệu chứng này ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của họ khiến họ trầm cảm.
Các cơ chế chính gây nên PBA vẫn còn là chủ đề tranh cãi. Một giả thuyết do các nhà nghiên cứu hàng đầu đã nhấn mạnh vai trò của corticobulbar (bó vỏ hành) trong việc điều khiển cảm xúc. Họ cho rằng PBA xảy ra với tổn thương hai bên ở corticobulbar khiến não mất khả năng kiểm soát cảm xúc tự động, từ đó dẫn tới mất phản xạ có điều kiện hoặc ảnh hưởng tới trung tâm chi phối hoạt động cười/khóc trong não bộ. Những giả thuyết khác lại chỉ ra PBA liên quan tới thùy não.