Cậu bé Salman Qadir, 9 tuổi, đến từ ngôi làng Bhirya, tỉnh Sindh (Pakistan) không may mắn mắc căn bệnh thoát vị rốn từ khi còn nhỏ. Cho đến nay, cái rốn của cậu bé nặng tới 2kg. Em luôn phải đeo ống dẫn thở do trọng lượng cái rốn đè lên cơ thể.
Ngay từ những ngày đầu phát hiện bệnh, tất cả thành viên trong gia đình đều chỉ nghĩ cậu bé bị mắc chứng rốn lồi, không nguy hiểm đến tính trạng. Mọi chuyện rơi vào quên lãng khi cha của em - Qadir Raheem qua đời sau vụ tai nạn.
Mãi cho đến đầu tháng 4, khi phát hiện cái rốn ngày càng phát triển một cách đáng sợ, Salman mới được mẹ - chị Kiran Qadir, 49 tuổi - cùng anh trai đưa tới Trung tâm Y tế Đại học Jinnah ở Karachi kiểm tra. Tiến sĩ Ayesha Majeed, người thăm khám cho em nói: “Chỉ khi cậu bé than phiền quá nhiều về các cơn đau mới được gia đình đưa tới bệnh viện. Cậu bé phải chịu đựng chứng bệnh từ khi còn nhỏ, nhưng không được điều trị kịp thời nên mới gây ra tình trạng nghiêm trọng như vậy”.
Tiến sĩ cũng cho biết ông chưa gặp trường hợp nào bị thoát vị rốn nghiêm trọng đến như vậy. Tuy nhiên do sức khỏe không đạt yêu cầu nên Salman vẫn chưa thể thực hiện phẫu thuật.
Chị Kiran Qadir chia sẻ: “Salman sinh ra bằng phương pháp mổ. Ngay từ lúc đó sức khỏe thằng bé đã yếu và còn mắc bệnh vàng da. Ngoài ra Salman còn từng gặp các vấn đề về dạ dày và táo bón. Tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng nó không thể sống lâu”.
“Gia đình tôi đều bị sốc sau cái chết của chồng. Vì vậy, thay vì đưa Salman đến bệnh viện, chúng tôi chọn cách đưa thằng bé đến các nơi để cầu nguyện, nhưng bệnh tình không khá lên mà ngày một trầm trọng“, chị nói thêm.