Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Bề mặt của các hành tinh ra sao?

1
Kính thiên văn không gian Kepler của Mỹ phát hiện Kepler-452b có kích cỡ gần bằng địa cầu và xoay quanh một ngôi sao trong 385 ngày. Nước và đá tồn tại trên bề mặt của thiên thể này, trong đó đá là vật chủ yếu trong thành phần cấu tạo của "người em song sinh" với trái đất. Ảnh minh họa: SETI
1
Bề mặt gập ghềnh, có miệng hố của sao Thủy do tàu vũ trụ Mariner 10 ghi lại năm 1974. Ảnh: Getty
1
Sao Thủy nằm trong hệ mặt trời và có cấu tạo bằng đá giống trái đất. Ảnh: AP
1
Sao Kim là một trong 4 hành tinh đất đá trong hệ mặt trời. Về khối lượng và kích thước, nó gần giống với trái đất. Đường kính của sao Kim bằng 12.092 km (chỉ nhỏ hơn địa cầu 650 km) và khối lượng bằng 81,5% khối lượng trái đất. Địa mạo trên bề mặt hành tinh này khác xa địa hình ở nơi chúng ta đang sống, do có bầu khí quyển carbon dioxide dày. Ảnh: Getty
1
Hoạt động núi lửa trên bề mặt sao Kim. Ảnh: NASA
1
Buzz Aldrin bước trên mặt trăng năm 1969. Lớp bụi rất mịn bao trùm phía ngoài mặt trăng và là kết quả của quá trình va chạm. Ảnh: Getty
1
Bề mặt sao Hỏa trong bức ảnh tháng 9/1976. Hành tinh Đỏ có 4 mùa giống trái đất và từng sở hữu nhiều dạng địa hình như sông, hồ và cả đại dương. Các nhà khoa học phát hiện carbon và đất sét – bằng chứng cho sự xuất hiện của nước – trên miệng núi lửa McLaughlin của sao Hỏa. Ngoài ra, vệ tinh Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã phát hiện các mỏ trầm tích trên bề mặt sao Hỏa. Đây là minh chứng cho sự xuất hiện của một đại dương trên hành tinh này cách đây hàng tỷ năm. Theo tiến sĩ Jeremie Mouginot thuộc Đại học California, Mỹ, nước ở đây đã bốc hơi hoặc biến đổi thành dạng băng, nằm ẩn sâu dưới bề mặt của hành tinh Đỏ. Ảnh: Reuters
Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất