Miếng bánh bích quy này có tuổi thọ rất khủng - 103 năm tuổi. Đây chắc chắn là miếng bích quy lâu đời nhất thế giới. Hơn thế nữa, lịch sử của nó lại gắn liền với sự kiện đắm tàu huyền thoại Titanic, cho nên mức giá được đưa ra quả thật cũng xứng đáng, dù là giá trên trời.
Người có công bảo tồn kỷ vật này là James Fenwick, một trong số những hành khách may mắn sống sót từ tàu Titanic và được tàu Carpathia cứu sống ngoài biển. Miếng bánh bích quy nằm trong bộ dụng cụ cứu sinh được trang bị trên tàu Titanic. James đã để giành lại một miếng bánh và giữ trong một phong thư của hãng phim Kodak với dòng ghi chú “Bích quy Pilot từ tàu cứu sinh Titanic, tháng 4/1912”.
Miếng bánh không hề bị mối mọt hay mục rữa là nhờ vào cách nướng giống kiểu bánh mỳ chữ thập, khi càng để lâu thì bánh chỉ khô đi và hóa thạch. Loại bánh này cũng không bị mốc nếu được giữ trong môi trường khô ráo.
Tất cả bánh mỳ, bích quy và các sản phẩm có thể ăn được khác trong cửa hiệu đều khá khô mà lại có giá rất rẻ. Chúng thường được dùng trong những tình huống cứu nạn khẩn cấp hoặc làm lương khô trong suốt thời chiến.
Aldridge nói rằng ông không thể tưởng tượng nổi một loại thực phẩm nào kém ngon hơn chiếc bánh Pilot, nhưng nếu ở trên phao cứu sinh lênh đênh trên đại dương, chắc chắn ai cũng sẽ ăn hết sạch số lương thực quý báu này.
Ngoài ra, một tài sản khác còn sót lại trên tàu Titanic là trang thực đơn bữa trưa buối cùng được bán đấu giá với số tiền khổng lồ 58.200 bảng Anh (khoảng gần 2000 tỉ đồng). Tờ thực đơn này được một hành khách hạng thương gia giữ lại được và đem bán đấu giá hôm 30/9 cho một nhà sưu tập tư nhân. Trên bề mặt trang thực đơn được đóng dấu ngày 14/4/1912 với logo của nhà hàng White Star Line, trong đó bao gồm các món thịt cừu nướng miếng, khoai tây chiên nướng nguyên vỏ, buffet cá, thịt giăm bông và thịt bò, tráng miệng bánh táo và 8 loại phô mai.