Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Bánh cưới Hoàng gia Anh qua các thế hệ có gì đặc biệt?

Bánh cưới của Hoàng gia Anh thường là bánh trái cây, nặng tới hàng trăm kg và làm từ các nguyên liệu tinh túy, đắt tiền nhất. Những lát bánh còn được giữ trong chiếc hộp nhỏ như một món quà lưu niệm và được lưu giữ hàng trăm năm.

Ngày 10/2/1840, Nữ hoàng Victoria kết hôn với Hoàng tử Albert xứ Saxe-Coburg và Gotha. Bữa tiệc cưới buổi sáng thịnh soạn gồm một chiếc bánh trái cây nặng hơn 130 kg. Đám cưới của Nữ hoàng có tầm ảnh hưởng lớn và được cho là nguồn cảm hứng cho nhiều truyền thống sau này, như việc trao nhẫn đính hôn hay cô dâu mặc váy trắng trong ngày cưới.

Cặp đôi này đãi tiệc với bánh trái cây, mặc dù vào thời điểm đó, việc này được xem là tầm thường và lỗi thời. Tuy nhiên, các Hoàng gia Anh sau đó cũng “theo bước” của Nữ hoàng Victoria và phục vụ bánh trái cây vào ngày trọng đại của họ.

Bánh cưới của Nữ hoàng Elizabeth không còn tươi khi lưu giữ trong hộp thời gian dài

Ngày nay, lựa chọn này vẫn được duy trì. Lý do là bánh có thể bảo quản lâu, đồng thời theo truyền thống lâu đời thì khách mời và các nhân vật chức sắc sẽ nhận được lát bánh cưới hoàng gia trong những chiếc hộp trang nhã như một món đồ lưu niệm. Những miếng bánh trong đám cưới của Nữ hoàng Victoria đến nay vẫn còn. Và đó không phải những lát bánh duy nhất được lưu giữ cho tới ngày nay như những món đồ sưu tầm.

Chiếc bánh chính tại bữa tiệc sáng ở đám cưới Nữ hoàng Victoria cao 3 m và được trang trí với lượng đường lớn tượng trưng cho nước Anh chúc phúc cho cặp đôi.

Bánh trái cây có trong mỗi dịp trọng đại là phong tục lâu đời của nước Anh, được làm từ nhiều loại trái cây, đường và rượu đắt tiền. Theo một báo cáo ở thời điểm đó, chiếc bánh cưới của Nữ hoàng Victoria và Hoàng tử Albert được làm từ những nguyên liệu tinh tế nhất thường có ở những chiếc bánh đắt tiền nhất, trộn lẫn, hòa quyện với nhau tạo thành sự hài hòa thú vị.

Bánh cưới của Nữ hoàng Victoria đựng trong chiếc hộp nhỏ được coi như món quà lưu niệm

Sự kết hợp giữa bánh trái cây và đám cưới đã tạo ra một số phong tục. Những chiếc bánh cưới nhiều tầng trở nên phổ biến với công thức nhẹ hơn, tầng trên cùng vẫn là bánh trái cây. Đôi vợ chồng mới cưới vẫn thỉnh thoảng ăn bánh này vào lễ kỷ niệm đầu tiên hoặc lễ rửa tội cho con đầu lòng. Kết cấu đặc của bánh trái cây và truyền thống ngâm trong rượu giúp bánh giữ được thời gian lâu hơn bánh thông thường.

Quà lưu niệm bánh cưới Hoàng gia được đóng hộp bắt nguồn từ truyền thống gửi những lát bánh không lạnh của nhà chú rể tới các vị khách trong thế kỷ 17, Carol Wilson viết trong tác phẩm Bánh cưới: Một lát cắt lịch sử. Miếng bánh cưới của Nữ hoàng Victoria được bảo quản trong chiếc hộp bạc, có ghi chú viết tay “Để giấc mơ bay cao”. Đôi khi những người chưa lập gia đình đặt chiếc bánh cưới dưới gối, với hy vọng mơ về người bạn đời tương lai của họ. Chiếc bánh cưới của Nữ hoàng dường như có khả năng đặc biệt.

Nấm mốc xuất hiện khi bánh được lưu giữ một thời gian dài

Hơn một thế kỷ sau, chiếc bánh cưới của Công chúa Elizabeth thậm chí còn hoành tráng hơn cả của bà cố mình. Với chiều cao khoảng 2,7 m, chiếc bánh nặng tới 227 kg. Đặc biệt hơn, nó được làm từ các nguyên liệu có ở mọi ngóc ngách trên đất Anh. Và nhờ đó, tên gọi “Chiếc bánh Vạn dặm” ra đời. Vì đóng góp đặc biệt to lớn trong đám cưới nên Hiệp hội Girl Guides Australia nhận được một tầng bánh cảm ơn từ Hoàng gia.

Trong suốt thế kỷ 20, những hộp quà lưu niệm chứa bánh vẫn tồn tại. Thực tế, chúng đã trở thành những vật phẩm được sưu tầm và có giá tới hàng nghìn USD khi đấu giá. Năm 1998, một lát bánh cưới trong đám cưới của Wallis Simpson và Công tước Windsor được bán với giá 29.900 USD. Tháng 6 năm nay, nhà đấu giá Julien ở Los Angeles, Mỹ sẽ bán đấu giá 5 lát bánh cưới hoàng gia có giá trị kỷ niệm tồn tại suốt 40 năm.

Từ bánh cưới của Công chúa Anne và Đại úy Mark Phillips năm 1973 tới chiếc bánh trong đám cưới của Hoàng tử William và Công nương Catherine Middleton năm 2011, tất cả lát bánh đều được đặt trong những chiếc hộp nhỏ xinh. Nếu bạn vẫn còn tự hỏi sao những lát bánh cưới Hoàng gia này vẫn còn được lưu truyền nhiều như vậy thì câu trả lời là nhiều chiếc bánh đi kèm với bánh cưới cũng được làm trong dịp đặc biệt này. Thậm chí, người làm bánh còn không lấy một đồng tiền công nào chỉ để nhận được sự công nhận của Hoàng gia.

Bánh được cất trong những chiếc hộp nhỏ xinh xắn

Truyền thống những món quà lưu niệm là hộp bánh cưới trái cây có lẽ sẽ bị phá vỡ. Bánh cưới của Hoàng tử Harry và vợ sắp cưới Meghan Markle sẽ không phải là bánh trái cây và không chắc bánh chanh và hoa cơm cháy của họ sẽ tồn tại trong nhiều thế kỷ. Nhưng chắc chắn, bánh không có đường, rượu hoặc chất bảo quản sẽ làm cho hương vị của chiếc bánh trải qua nhiều thập kỷ được lưu giữ tốt hơn. Những chiếc bánh cưới Hoàng gia đã tồn tại quá thời hạn sử dụng của chúng.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Atlas Obscura

Được quan tâm

Tin mới nhất