Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Áo đấu không tên cầu thủ, chỉ có ‘SYRIA' và nỗi đau in hằn lên sân bóng

Trong trận đấu với Olympic Việt Nam hôm qua, có lẽ rất nhiều người thắc mắc trước chi tiết đặc biệt ở đội Olympic Syria đó là áo của các cầu thủ không in tên từng người mà chỉ có số và tên đất nước - SYRIA.

Xen lẫn những tiếng cười, tiếng hò reo vui vẻ ăn mừng chiến thắng của các CĐV Việt Nam sau chiến thắng của đội nhà ở trận tranh vé tứ kết ASIAD 18 hôm 27/8 là những giọt nước mắt của tuyển thủ Olympic Syria. Họ khóc vì để thua trước một đối thủ được đánh giá thấp hơn trước trận đấu, vì nuối tiếc không thể bước tiếp tại ASIAD và có thể, họ khóc vì không thể tiếp tục đưa tên tuổi của đất nước mình lên đỉnh cao hơn nữa.

Ngoài hình ảnh các cầu thủ gục khóc trên sân, nhiều người nhận thấy một điều đặc biệt ở áo đấu của tuyển Olympic Syria. Đó là toàn bộ đội tuyển chỉ mặc áo có số mà không có tên cầu thủ, chỉ cùng in tên đất nước họ - SYRIA.

Có lẽ, các tuyển thủ Syria muốn thông qua bóng đá để truyền tải thông điệp rằng, dù vẫn chìm trong nội chiến kéo dài, đất nước Syria vẫn còn sống, vẫn tiến lên phía trước. Từng trả lời báo giới về điều này, Mounier Monther, HLV thể chất chuyên nghiệp đang điều hành trung tâm bóng đá trẻ tại Syria, chia sẻ: “Chúng tôi muốn nói với thế giới rằng, Syria là khối thống nhất. Không gì có thể chia rẽ đất nước chúng tôi. Là tinh thần một Syria”.

Các cầu thủ Olympic Syria an ủi nhau sau trận đấu với Việt Nam.

Người dân Syria từng có một đất nước xinh đẹp, những công trình vĩ đại được thế giới xem là di sản, cho đến khi cuộc nội diện kéo tới đã phá tan tất cả.

Nội chiến ở Syria bắt đầu từ năm 2011 và dần biến thành mớ hỗn độn. Mâu thuẫn lợi ích khiến nội chiến Syria kéo dài dai dẳng trong suốt hơn 7 năm qua và mãi chưa có điểm kết. Ước tính hơn 700.000 người Syria thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa sơ tán và tuổi thọ trung bình tại nước này giảm từ 70 tuổi xuống còn 55.

Nội chiến Syria kéo dài hơn 7 năm và khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng.

Trong vòng loại World Cup 2018, các cầu thủ Syria thậm chí còn phải chọn một sân bóng ở Malaysia, cách quê hương hơn 7.000 km, để thi đấu trận sân nhà bởi đám đông lớn tập trung đông ở sân vận động là một mục tiêu quá hấp dẫn với các nhóm khủng bố. Do không thể chơi trận sân nhà ở nước mình nên lượng khán giả của họ cũng thưa thớt.

Áo của các cầu thủ Olympic Syria chỉ in tên đất nước họ.

Bóng đá là phải có tiền, còn chúng tôi chẳng có gì“, Fadi Dabas - người từng 3 năm liên tiếp giữ vai trò quân sư cho đội bóng quốc gia Syria - cay đắng chia sẻ.

Không chỉ phải lang thang khắp nước ngoài, nhiều cầu thủ Syria còn bị giết chết, giam giữ, đe dọa. Theo Anas Ammo, một cây bút viết về thể thao từng tác nghiệp ở thành phố Aleppo, Syria cho biết, có ít nhất 38 cầu thủ Syria đã bị giết hại.

Một cựu cầu thủ Syria, Jaber al-Kurdi, người từng cố gắng bỏ trốn sang Đức, nói rằng anh đã bị giam giữ vào năm 2013 và bị tra tấn trong nhiều tháng. Trong 9 tháng anh bị giam giữ, không có một phiên tòa nào diễn ra và anh liên tục bị lính canh đánh vào lòng bàn chân bằng một ống cao su, sốc điện qua một loạt dây điện chằng chịt gắn trên đầu.

Các cầu thủ khóc vì thua cuộc nhưng cũng có thể họ khóc vì không thể đưa tên tuổi của đất nước mình tiến xa hơn trong Đại hội thể thao châu Á.

Một cầu thủ khác tên là Jihad Qassab, một ngôi sao trong đội bóng chuyên nghiệp chơi ở Homs, đã bị bắt vào tháng 8/2014 mà không ai biết lý do. Cũng từ đó, không ai còn thấy bóng dáng hay nghe thông tin gì về anh nữa. Tới tháng 9/2016, người ta nhận được thông báo rằng Qassab đã chết do bị tra tấn dã man và không hề có thêm chi tiết nào.

Cơ thể của cầu thủ này cũng không được tìm thấy. “Nếu Qassab sống ở đất nước khác, anh ta sẽ được vinh danh và khen thưởng vì những đóng góp và thành tựu mà anh gặt hái được. Nhưng tại Syria, anh bị giam giữ và tra tấn“, một người bạn của Qassab than thở.

Cầu thủ Syria đau đớn, gục ngã ngay trên sân cỏ khi tiếng còi kết thúc trận đấu của trọng tài vang lên.

Một số cầu thủ không dám rời khỏi đội bóng cũng như bỏ chạy sang nước khác vì họ sợ họ và người thân trong gia đình sẽ bị bắt hoặc giết hại. Ammo cho biết, một số cầu thủ trong đội tuyển quốc gia đã có thành viên trong nhà bị bỏ tù hoặc giết chết. Ammo chia sẻ: “Về cơ bản, các cầu thủ bị buộc phải chơi. Nếu không họ hoặc người thân trong gia đình sẽ bị bắt hoặc giết”.

Trái ngược với hình ảnh giàu có của giới cầu thủ trên thế giới, những người theo nghiệp thể thao ở Syria phải rất vất vả trong cuộc sống mưu sinh. Cầu thủ Saif al-Haji than thở: “Là một VĐV thể thao, tôi cũng gặp nhiều khó khăn như những người dân khác ở Syria. Tất cả đều là nạn nhân của cuộc nội chiến đẫm máu. Tôi từng nhận được nhiều lời đề nghị sang nước ngoài thi đấu nhưng bản thân lại không thể làm được hộ chiếu do từ chối nhập ngũ“.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Phương An

Được quan tâm

Tin mới nhất