Ảo ảnh “người trên Mặt trăng” - sự xuất hiện của một khuôn mặt hoặc đầu người mà người ta thường thấy trên Mặt trăng vào thời kỳ trăng tròn - được nhiều nền văn hóa tin là ai đó đã phạm lỗi lớn với trời nên bị “trục xuất” lên Mặt trăng.
Thực tế, bụi đã tạo ra các hình xoáy trên Mặt trăng, những vùng sáng, bí ẩn trên bề mặt hành tinh đất đá mà thường bị nhầm với khuôn mặt người và những hình thù khác trong thời kỳ trăng tròn.
NASA đã nghiên cứu về những hình xoáy trên Mặt trăng nhiều thập kỷ qua. Cơ quan này mô tả chúng “giống lớp kem trong tách cà phê”, nhưng cho tới nay họ vẫn không biết chính xác điều gì đã tạo nên chúng.
Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ những hình xoáy xuất hiện bên dưới các khu vực có từ tính mạnh, bảo vệ bề mặt Mặt trăng khỏi gió Mặt trời.
Gió Mặt trời, các hạt có điện tích cao, va đập với lớp ngoài của Mặt trăng - khiến Mặt trăng dần trắng sáng hơn trong suốt lịch sử 4 tỷ năm hình thành.
Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu tại Đại học Rutgers và Đại học California ở Berkeley (Mỹ) đã sử dụng mô hình máy tính để lập bản đồ các hình xoáy Mặt trăng.
Họ phát hiện những vùng từ tính hẹp là nơi các hình xoáy xuất hiện. Những chuỗi từ tính này liên kết với các ống nham thạch - những đường hầm dưới bề mặt hình thành trong quá trình phát triển dữ dội của Mặt trăng.
Các khu vực có hoạt động núi lửa mạnh nhất hiện nay sẽ có từ tính cao do khoáng chất trong đất bị phá vỡ dưới nhiệt độ lớn, giải phóng sắt kim loại.
Điều này có nghĩa những ống dung nham và lớp dung nham dưới mặt đất - được hình thành bởi hoạt động núi lửa từ thời cổ đại - trở nên rất hấp dẫn khi chúng nguội đi.
Các hạt từ gió Mặt trời di chuyển lệch hướng do lực từ tính này, khiến nhiều vùng của Mặt trăng ở trong khoảng tối, tạo thành các xoáy Mặt trăng.
Nói như vậy có nghĩa quá trình truyền từ tính là nền tảng tạo ra những xoáy Mặt trăng. Nó cũng lý giải về ảo ảnh “người trên Mặt trăng”.
Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện mới này trên Tạp chí Nghiên cứu Địa lý.